PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994


You are not connected. Please login or register

Nhân chuyện nay, ngẫm chuyện xưa!

+3
Admin
AnhTuanIF
vodka_standard
7 posters

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

Lâu lâu rồi không viết cái gì, thấy chân tay ngứa ngáy, nhạt mồm nhạt miệng quá (trích của anh Phèo). Hôm nay rảnh rỗi, làm tí cho đỡ nhớ, he he!

Chả con cún nhà em năm nay vào lớp 1, đã xin học ở một trường gẫn nhà. Thấy sự nghiệp đi tìm cái chữ của 2 mẹ con, ngẫm lại thủa ngày xưa cắp sách đến trường của mình mà ngán ngẩm cho cái nền giáo dục nước nhà. Mịa, mỗi năm tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền thuế của dân, cải cách đâu đíu thấy, toàn thấy giật lùi, miệng thì nói giảm tải nhưng thực tế thì nó lại khác. Vấn đề này thì chắc em chẳng cần có dẫn chứng chứng minh vì nó nhan nhản trên các báo roài.
Từ cách đây 3-4 tháng, cháu nhà em đã phải đến nhà cô vào các buổi chiều để học thêm, nhưng như thế vẫn là khá muộn vì các cháu khác có khi đã học được gần 1 năm rồi (có nghiã là đi học thêm thừ hồi 5 tuổi). Đến khoảng 15 tháng 7 thì thôi không học ở nhà cô nữa nhưng lại học ở trường, tuần 3 buổi sáng.

Về chương trình học thì theo như em được biết, các cô bê nguyên xi các bài học của lớp 1 dạy trước cho các cháu: Rèn đọc thì toàn những “na ná, ti hí, đồ cổ, vơ cỏ, lỡ cỡ, tô hô (éo nhớ có từ này không nhỉ????) , lò cò”….mí lại “ bé có võ, hè về có ve”…; rồi tập viết, làm toán ..v..v. Em nói thất chứ mấy lần dạy con đánh vần mà tí nữa thì méo mịa nó mồm.

Ngẫm lại mới thấy ngày xưa học cấp 1 cấp 2 đi học nhàn thật, vừa học vừa chơi mà bây giờ vẫn thành người , học cấp 3 phải ôn thi đại học nên cũng hơi mệt thật. Đến đây em phải xin mở ngoặc đơn một cái, thành người ở đây, nếu xét trên góc độ con người
thì không nói làm gì, còn xét trên góc độ công việc, xã hội … thì là theo tiêu chuẩn chung nhất thôi, chứ theo thế béo nào tiêu chuẩn của một số cụ là phải làm ông nọ bà chai, củ nọ con kia v.v. phỏng ạ? Hehe.

Em nhớ hồi ấy, ngày chỉ học có nửa buổi (sáng hoặc chiều), nửa buổi còn lại toàn chơi. Buổi tối giở sách ra học khoảng 2 tiếng là đã hết bài, cất sách đi ngủ. Em sống ở quê với bà ngoại nên mãi sau này mới có điện, toàn học đèn dầu, sáng hôm sau rửa mặt, 2
lỗ mũi đen sì như 2 cái lõ điếu do muội đèn.



Được sửa bởi vodka_standard ngày 13/8/2009, 13:17; sửa lần 1.

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

Vào các buổi không phải đi học, một trong các thú vui mà cũng là công việc của bọn em là đi câu. Hồi ấy, làng em ở còn nhiều ao hồ lắm, ma toàn là ao của HTX, nghĩa là của chung, nên câu kẹo thoái mái. Deck như sau này đem đấu thầu, ao cá là của một hoặc một nhóm người , vác cần câu lò dò ra vớ vẩn nó bẻ luôn lại khuyến mại thêm mấy cái bợp tai nữa chứ chả chơi.

Hồi đó em khoái nhất là câu cá diếc (mịa, cũng có chỗ nó viết là giếc, ông EVN vào con phơm xem cách viết nào đúng cái!). Đây là một loài cá nước ngọt đặc trưng của đồng bằng, chuyên kiếm ăn ở tầng gần đáy.

Công việc đầu tiên của buổi đi câu là phải tìm được một chỗ ngồi lý tưởng: ngồi mát nhưng không được vướng bóng cây, không được gần chỗ nước chảy (vì sẽ trôi mất thính), trông có vẻ có nhiều cá (cái này do trực quan và kinh nghiệm thôi)….Bọn em cứ gọi
nôm na là kiếm được một chỗ ngồi đẹp. Sau khi đã tìm được chỗ ngồi là đến việc đi kiếm mồi câu. Mồi câu cá giếc chỉ có thể là giun. Công việc đào giun cũng khá là vất vả, giun không được to quá hoặc bé quá, kích thước tuyệt vời nhất là tầm cái tăm quế hoặc hơn một chút. Để đào được loại giun này, bọn em phải cuốc ở những chỗ đất hơi khô nhưng mềm vì có nhiều mùn, như thế sẽ được các chú giun màu đỏ tươi, đúng kích thước như ý (Nếu đào ở những chỗ gẫn rãnh nước chảy thì toàn loại đen sì, to tổ bố. Loại này không câu giếc được mà chỉ dùng để câu lươn hoặc câu cắm thôi, em sẽ kể sau).

Khi đã áng chừng lượng giun đủ câu rồi, là đến tiết mục rang thính câu. Thính câu được làm bằng cám cho vào chảo rang vừa chín tới, vàng ươm và thơm điếc mũi. Sau đó hoà nước và trộn với 1 ít bùn đen lấy ở bờ ao. Trộn thính xong đem ra chỗ đã chọn từ
trước ném xuống đó khoảng 2/3, còn 1/3 để dành nếu chỗ đó không có cá thì chuyển chỗ khác hoặc ném bổ sung sau khi đã câu được 1 lúc. Rồi, thế là về sửa soạn cần câu ra chiến đấu thôi. Cuối buổi xách một xâu cá về để bà kho với là mơ trắng và khế chua. Em thật chứ đến bữa cơm ăn chẳng biết no, có cá đổ vạ cho cơm mà, các cụ nhà ta nói cấm có sai tẹo nào.



Được sửa bởi vodka_standard ngày 13/8/2009, 13:16; sửa lần 1.

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

Về cần câu cá giếc cũng là vẫn đề đáng nói đến. Ngày xưa bọn em làm gì có cần carbon như bây giờ (mà nếu có cung deck có tiền mua cơ) nên toàn xài cần trúc. Trước hết phải tăm tia xem nhà ai có bụi trúc câu, loại trúc thân nhỏ, thon đều và thẳng, cây già nhưng gốc chỉ độ tầm ngón tay cái, nhỏ dần về phía ngọn là đạt tiêu chuẩn.Tiếp theo là trổ hết tài ăn nói, xin xỏ bằng được (nếu không được thì lừa lừa lúc nào họ đi vắng, vác dao chặt trộm, Laughing Laughing hihi). Cần câu cá giếc dài tầm 2 mét rưỡi đến 3 mét là vừa đẹp.

Việc chọn lưỡi câu và cước câu cũng thú vị, gian truân không kém. Gần nhà em có một cái chợ, cũng gọi là chợ Rồng như ở Nam Định nhưng bé hơn nhiều và ở đấy không có ông lão bán lưỡi câu ngồi ở góc chợ. Lưỡi câu và cước được bán lẫn lộn trong đống
hàng của các bà, các chị, các cô bán tạp hoá: từ bông tai đến bím tóc; từ vòng, nhẫn đến dây chun; từ lưỡi lam đến phụ tùng xích líp của chị em Very Happy Very Happy Very Happy v.v. Tuy nhiên, loại này không xài được vì 2 lý do:


Thứ nhất là lưỡi câu không đủ tiêu chuẩn, rất cùn (loại lưỡi có màu trắng và có vòng lỗ chỗ buộc dây cước, bọn em gọi là lưỡi gia công), chỉ dành cho bọn tiu tiu đi câu đòng đong cân cấn thôi, giếc cắn vớ vẩn duỗi thẳng tắp như kim luôn.

Thứ hai, cước rất lởm, nhanh ngả màu và dể đứt. Xài loại này có ngày mất cả chì lẫn chài Mad

Do đó, bọn em phải mua cước, lưỡi ở tận chợ huyện (chợ họp trên thị trấn, cách nhà em khoảng hơn chục km). Hồi nhỏ chưa đi được xe đạp, em toàn phải nhờ người mua hộ, những người này đi chợ theo phiên, cứ 5 ngày là đến một phiên chợ. Loại lưỡi
câu ở đây giống với lưỡi câu các cụ nhìn thấy bây giờ: lưỡi màu cà phê, bóng loáng, chỗ buộc dây cước đập dẹt. Loại này bọn em gọi là lưỡi tiệp (chả biết có liên quan gì đến món Tiệp tủng, Séc sủng hay không, cứ thấy bọn lớn hơn nó gọi thì mình cũng gọi theo thôi Razz ).

Phao câu thì chủ yếu vẫn là một đoạn lõi cây tỏi khô hoặc lông đuôi gà trống. Mãi sau này mới có một số nhà trong làng mua đài, ti vi nên mới có hộp xốp. Nhưng họ cũng giữ gìn kinh lắm, hộp xốp phải dùng để kê đài hoặc ti vi chứ, lấy đâu cho bọn nhãi tụi bay con lấy làm phao câu. Chính em mấy lần đi xem ti vi nhờ đã tranh thủ bẹo trộm được một mẩu xốp về làm phao câu, mịa bọn bạn em cứ gọi là lác cả mắt vì cái phao câu…xịn Shocked Shocked .

Như em đã nói ở trên, cá giếc là loài cá kiếm ăn ở tầng gần đáy, cho nên việc chỉnh phao phải cực kỳ chính xác, cao quá thì toàn đòng đong cân cấn vào rỉa mồi, thấp quá thì vớ vẩn bị cua xơi đứt cước luôn. Cách chỉnh phao khá đơn giản, chỉ cần lấy 1 mẩu đất sét gắn váo lưỡi câu sau đó thả xuống chỗ định câu, khi nào thấy phao chìm thấp hơn mặt nước áng chừng khoảng 1,5 đến 2cm là vừa đẹp.


Nhìn vào cách cắn câu, tức là độ nhấp nháy của phao có thế phỏng đoán được là loại cá nào đang cắn câu, chính xác đến 90%. Nếu thấy phao nhấp nháy khoảng 3-4 lần sau đó chìm nghỉm thì chính xác là cá giếc đó, lúc đó phải nhanh tay cầm cần giật đủ
mạnh để lưỡi găm sâu vào miệng cá. Ở dưới nước, cá giếc quẫy khá mạnh (bọn em gọi là nó vùng). Cần trúc dẻo, cầm trên tay cho nó vùng một lúc, tận hưởng cảm giác sướng không thể tả xiết, sau đó mới từ từ nhấc lên bờ, gỡ ra cho vào giỏ hoặc lấy 1 sợi dây thật bền xuyên từ mang qua miệng, buộc lại rồi nhúng xuống nước để khi mang về nó còn sống.

Đôi khi, cá vùng mạnh quá mắc vào cành cây dưới nước thì phải lội xuống gỡ ra, trường hợp này thường là mất cá (mãi mà em cũng không hiểu tại sao nó thoát được), một chút nuối tiếc vì nghĩ rằng con cá đó to quá, con cá mất luôn là con cá to mà. affraid affraid affraid

AnhTuanIF

AnhTuanIF
Thành viên tâm huyết
Thành viên tâm huyết

vodka_standard đã viết:

Hồi đó em khoái nhất là câu cá diếc (mịa, cũng có chỗ nó viết là giếc, ông EVN vào con phơm xem cách viết nào đúng cái!). Đây là một loài cá nước ngọt đặc trưng của đồng bằng, chuyên kiếm ăn ở tầng gần đáy.

Lão tập trung vào chuyên môn viết cho ngon, dek j cứ tay viết mắt liếc đại ca EVN là tn nhỉ, sao dám chọc ngoáy lão, tôi có phải thằng soát chữ trong toà soạn đâu mà lão lo. lol!

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

Câu tôm


Một trong những thú vui và cũng là cách thức bổ sung chất đạm trong bữa ăn của em thời thơ ấu là đi câu tôm. Tôm là một loài động vật giáp xác, sống ở tầng gần đáy trong các ao hồ và ở khá gần bờ, chúng thường cư ngụ và kiếm ăn ở các hườm đá, khe, hốc quanh bờ ao. Giá trị dinh dưỡng của tôm rất cao. Món tôm được chế biến khá dơn giản, ngon nhất là đem kho với nước mắm ngon và ăn với cơm.

Về quy trình câu tôm nhìn chung khá giống với câu cá diếc, tức là ngồi câu cố định một chỗ đã được lựa chọn và ném thính. Thính câu tôm được chế biến giống hệt thính câu cá diếc, có thể trộn thêm bỗng diệu (bã của nồi nấu diệu). Nếu hôm nào may mắn xin được một vài cánh hoa hồi, giã nhỏ rồi trộn váo thính câu thì quả là tuyệt cú mèo.

Mồi câu cũng chỉ có thể là giun đất, tuy nhiên phải là loại giun nhỏ hơn câu cá giếc, vì sao phải như vậy thì em sẽ giải thích ở phần dưới.

Vì tôm sống, nghiên cứu và học tập, ý quên, kiếm ăn ở rất gần bờ ao nên cần câu tôm không cần dài, chỉ khoảng trên dưới 1m là ổn. Cần câu phải cực dẻo và mảnh để có thể cảm thấy hết được độ trĩu, đu đưa khi tôm cắn câu. Do vậy phải chọn những cây trúc
nhỏ, dẻo, có độ dài vừa ý. Riêng bản thân em thì em thích cần câu làm bằng cọng của lá dừa, vừa dẻo vừa dai, nhấc con tôm từ dưới ao lên bờ cứ gọi là đong đưa hết cỡ, sướng cực kỳ luôn.


Cũng vì lý do như trên mà cước câu cũng phải chọn loại mảnh nhất, nhỏ nhất. Đôi khi chưa mua được loại cước vừa ý, ta cũng có thể dùng chỉ trắng. tuy nhiên, nếu chẳng may (hay là may nhỉ?) có chú cá hơi to một chút cắn câu thì dễ mất cả chì lẫn chài, hihi.

Về lưỡi câu, nếu mua ngoài chợ thì phải chọn loại nhỏ nhất, mảnh nhất.Cá nhân em thì vẫn thích nhất là lưỡi câu tự làm từ dây phanh xe đạp mài nhọn rồi uốn lại bằng một cái tăm quế hoặc một đoạn tre có kích thước tương đương. Em nhớ hồi ấy, mỗi lần
nhìn thấy xe đạp của ai có cái đoạn giây phanh thừa (cái đoạn cuộn lại tròn tròn phía sau cái phanh ý) là mắt sáng lên, lừa lừa bẻ trộm rồi bôi mỡ bò cho khỏi han, cất đi dùng dần.

Đặc điểm cắn câu của tôm khác hẳn với cá, không nháy nháy mà rất từ từ, phao chìm xuống rồi đưa đi chỗ khác. Do miệng tôm rất mềm, dễ đứt nên khi tôm cắn câu ta không được giật mạnh mà phải từ từ cầm cần nhấc lên thôi, tôm thấy động quẫy một cái mà lưỡi câu đóng vào miệng tôm ngay. Do cần dẻo nên tôm vùng khá mạnh, cần cong veo hình chữ u. Lên khỏi mặt nước, nó bật đuôi tanh tách nghe rất thích. Thi thoảng có chú tôm càng đại lão thành cách mạng, to đùng, đen trũi do sống lâu trong hườm, gốc cây, càng nó cắp vào tay đau phết.

Ngồi cả buổi, có hôm được 2 đến 3 lạng chứ chả chơi. Thế là 2 bà cháu em lại có nguồn thức ăn mặn, đảm bảo trong 1 đến 2 ngày rồi.

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

Đang rỗi và có hứng, em làm tiếp phát nữa. Các cụ vào đọc mà chẳng cổ vũ cho em gì cả à??? Razz

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

Câu cá nèm nẹp.


Đấy là cái tên mà ở quê ngoại em gọi thế, chứ hình như ở NĐ gọi khác cơ nhưng em quên xừ nó mất rồi. Đại khái em tả nó như sau: đây là loại cá nhỏ, lườn màu xanh, bụng màu trắng, trông giống cá mè nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều, chỉ độ tầm 1 ngón tay thôi. Nếu ra chợ, các cụ thấy nó được các bà, các chị bán theo mớ trong 1 cái rổ mà gọi nôm na là mớ cá vụn. Nhà em đã hỏi giáo sư Gúc ngõ hầu đưa tí hình ảnh lên minh hoạ để các cụ dễ hình dung nhưng chắc tên gọi đó mang đậm chất địa phương nên giáo sư bó tay và bảo:

Không tìm thấy "cá nèm nẹp" trong tài liệu nào.

Ðề xuất:


  • Xin bạn chắc chắn rằng tất cả các từ đều đúng chính tả.
  • Hãy thử những từ khoá khác.
  • Hãy thử những từ khoá chung hơn.

Đây là loài cá kiếm ăn ở tầng nước mặt, đi theo đàn rất đông. Địa điểm chúng hay tập trung là các cầu ao, nơi mọi nhà vẫn thường rửa rau, vo gạo…(Đấy là em nói nhà hàng xóm thôi, chứ nhà bà ngoại em không có ao mí lại toàn dùng nước giếng khơi từ rất lâu rồi, kẻo các cụ lại bảo em ở bẩn thì chết!!! Hihi). Do đó, địa điểm câu quyết phải là các cầu ao (cầu bến), không thể khác được.

Do phải đi câu sớm, lúc các nhà chưa rửa rau, vo gạo nấu cơm nên để gọi chúng đến em phải đổ xuống nước chừng 1 ca bỗng diệu (cái này nhà em đầy vì bà em nấu diệu nuôi lợn mà) , một lát chúng nó alô cho nhau kéo đến hàng đàn. Hôm nào may mắn mà nhà họ có giỗ hay có công việc gì mà giết gà vịt ngan ngỗng mang ra cầu ao làm thì ôi thôi rồi, chúng bu đến nhiều không xuể, em có cảm giác như tất cả cả nèm nẹp ở ao đến liên hoan và họp quốc hội ở đó luôn.

Loại cá này mồm rất rộng nên có thể dùng loại cần câu cá diếc, cá rô cũng được. Em thì thích nhất dùng cần câu tôm để chiến, lý do thì lưỡi nhỏ nên dễ mắc mồi và đặc biệt là do cần nó dẻo nên giật rất đã tay.

Mồi câu thì cực kỳ đơn giản, cơm, giun, bún…được tuốt. Bản thân em thích nhất là mồi bún vì mắc rất nhanh, nhanh hơn giun đất, lại không bị tã như mồi cơm. Vì loại cá này cắn câu gần như liên tục nên thao tác mắc mồi nhanh quan trong lắm, yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả của buổi đi câu đấy ạ!

Trung bình, sau khi kết thúc buổi câu, em kiếm được khoảng non 1kg mang về cho bà. Bà em sẽ làm sạch, một nửa đem kho với dưa chua, có cho thêm ít lá gừng để khử mùi tanh để ăn với cơm. Nửa còn lại bà đem rán, trong đó 1 phần chỉ rán qua để nấu 1 nồi riêu chua với khế hoặc quả dọc, phần còn lại bà em rán kỹ để ăn. Trong lúc bà nấu nướng, em ra vườn tìm chặt một cây chuối hột thật non về thái mỏng, không quên hái một nắm kinh giới, tía tô, húng để ăn kèm.

Đến bữa, bà dọn mâm cơm lên, em làm đôi chén diệu bà nấu, nhắm với cá rán và riêu chua rau sống, sau đó kết thúc bằng 3 bát cơm với cá kho. Ăn xong ngủ một mạch đến sáng, quên cả học bài.



Được sửa bởi vodka_standard ngày 14/8/2009, 17:44; sửa lần 1.

Admin


Administrator
Administrator

Cá này có lẽ là cá Dầu ngày nhỏ thỉnh thoảng được ăn, kho khô thì tuyệt.
Trên HN không thấy bán.
Hix ngày nhỏ tôi hay nghịch mấy thứ điện đóm máy móc, mấy thứ dân dã bác kể nghe thấy thèm.

http://nknd.niceboard.net

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

Vầng, về quả điện đóm máy móc súng ống thì hồi nhỏ em cũng khá thạo. Đâu năm lớp 8 lớp 9 gì đó em đã biên tập lại đường dây điện trong nhà (ở mức độ đơn giản thôi nhưng tiện lợi phết). Hồi đó buổi tối hay mất điện lắm nên phải dùng acquy để chiếu sáng, em cũng học lỏm và chế tạo được quả nạp acquy. Có lần còn đi xin các bản cực cũ, chì và vỏ acquy hỏng về làm được 1 con, tích điện như ai luôn, thú vị ra phết cụ ạ!

Còn xe đạp thì ba cái sửa chữa lặt vặt như: chỉnh phốt tăng, cân vành, thay bi, lộn xích, chặt xích…thì chẳng bao giờ mấy bác thợ sửa xe kiếm của em được đồng nào.

Nghĩ lại cái thời khó khăn, con người ta có động lực mày mò, tìm tòi và chịu khó ghê, chả bù cho bây giờ, lười kinh khủng. Mịa có cái việc tăng phanh của xe máy cũng vác ra hiệu, trong khi chỉ cần vài cái vặn cờ lê là xong, mà có phải nhà mình không có dụng cụ gì cho cam!



Được sửa bởi vodka_standard ngày 14/8/2009, 17:44; sửa lần 1.

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

Các cụ vào viết những chuyện ngày xưa cho vui tí!


Hồi nhỏ, mỗi năm em cũng chỉ được bố mẹ cho về thành phố Nam Định chơi từ một đến 2 lần, nhân các dịp giỗ ông bà hoặc tết nhất .v.v. vì đường xá xa xôi lắm. Mà đi lại ngày xưa thì các cụ biết đấy, khó khăn thôi rồi. Trước nữa, quãng những năm 80-81, hai cụ thân sinh ra nhà em tuyền đạp xe đèo bọn em về, đi từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới tới nơi, mất đứt 1 ngày đẫy. Sau đó vài năm thì đi xe ô tô khách, nhưng việc đi lại thì cực kỳ nhiêu khê, nhiêu khê từ khâu mua vé trở đi.

Sau khi mua được vé rồi thì hôm đi phải đi từ rất sớm, có khi phải ngủ lại nhà trọ ở bến xe. Mặt khác, hồi đó bến xe Nam Định chưa có xe chạy về quê ngoại em nên phải đạp xe sang tận bến xe Thái Bình, sau đó chất xe đạp lên nóc ô tô khách.


Khi về thì em ở nhà cô ruột em trên đường Lê Hồng Phong, đoạn gần hồ Vị Xuyên. Thằng em họ con cô em kém em 3 tuổi suốt ngày rủ em tham gia các trò chơi với bọn tiu tiu trong ngõ, ngõ đấy cũng lắm trẻ con ra phết. Em nhớ không nhầm thì hồi đó, bọn trẻ con thành phố chỉ có mấy trò ném ống bơ, trốn tìm, bắn nhau…thôi chứ chả có gì. Điện tử 4 nút thì mãi sau này mới có, mà tốn tiền bỏ mợ.

Thỉnh thoảng vào hôm động giời, thằng bé rủ em ra bờ hồ vớt tôm. Mịa, dân tình ra bắt tôm cá đông như trẩy hội. Tôm như kiểu bị phê thuốc, lờ đà lờ đờ dạt hết cả vào bờ, chỉ cần cầm cái rổ xúc là được khối. Ông chú em thì kiếm quả can nhựa đặt vào bụng rồi bơi ra giữa hồ bắt cá. Về đem biếu bao nhiêu mà vẫn còn cả đống. Hôm đấy và mấy hôm sau, bữa cơm toàn tôm và cá, ăn phát oải. Một thời gian sau, hồ được giao cho mấy tay đầu mặn thả cá và trông coi, thế là thôi, mất toi thú vui đi bắt cá những hôm động giời (Mịa, mon men ra vớ vẩn nó xỉa ngay, hãi lém, em đeck chơi! He he). Very Happy Very Happy Very Happy



Được sửa bởi vodka_standard ngày 14/8/2009, 17:46; sửa lần 1.

quangsang_12G


Thành viên cảm tình
Thành viên cảm tình

Thằng em này xưng hô thì ngoan, nhưng hay văng lung tung quá. Khéo không lại bị bầu là văng... nhiều nhất diễn đàn đấy.

ruounutchuoi


Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Lão này ngấm ngầm mà văn vẻ cũng kinh nhể. Các cụ bảo: trông mặt mà bắt hình dong, nhưng đối với lão này thì "trông mặt không bắt được hình dong" Very Happy

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Thấy lão vod múa bút, đúng ra là múa trên bàn phím mình cũng thấy ngứa ngáy tay chân Laughing . Hiềm một nỗi cứ vừa định viết một tý thì vợ gọi, con khóc...
Đọc mấy bài viết của lão vod bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu nó cứ ''ồ" về. Lão giành thời gian viết tiếp nhé! Very Happy

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

namnx đã viết:Lão này ngấm ngầm mà văn vẻ cũng kinh nhể. Các cụ bảo: trông mặt mà bắt hình dong, nhưng đối với lão này thì "trông mặt không bắt được hình dong" Very Happy

Ấy chết, cụ lại quy oan cho em cái sự văn vẻ rồi, em làm gì có cái khả năng đó. Cái món đó là một trong những môn nghệ thuật cao siêu lắm, nó kết hợp giữa tư liệu thực tế và sáng tác của người viết, mà cũng có khi chả có tí thực tế nào, toàn bịa là chủ yếu, hehe.

Còn em, em chỉ kể lại những chuyện mà em đã từng biết, từng trải qua thôi, với độ tin cậy 100%, cái này em thề, em hứa, em đảm bảo Very Happy

Hí hí, nhân đây cụ cho em hỏi thế cái "cỗ lòng" của em nó phải như thế nào để phù hợp với cái "hình dong" theo như nhận xét của cụ???

ruounutchuoi


Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Cụ này khiêm tốn quá, ý em nói là trông mặt mũi cụ đâu có dáng văn chương mà kể chuyện cũng hay nhể. Sau này về già, cụ kể chuyện cho các cháu nghe thì hay phải biết. Đọc văn của cụ, em cứ thổn thức, rậm rực trong lòng, đang U40, bỗng chốc trở về U10 Very Happy, nhớ về tuổi ấu thơ. cheers

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

He he, câu kẹo chán rồi, em chuyển sang đề tài mới: Đánh dậm.
Mịa, nhưng bận quá, chưa có thời gian viết, đặt tạm bức ảnh và lời bình ở đây đã:

Trai khôn đánh dập b*** đen kít.

Gái đảm bắt cua đ** mốc meo! Very Happy Very Happy Very Happy

Nhân chuyện nay, ngẫm chuyện xưa! SieuthiNHANH2009082523635nje0ndgxod3910

Nhân chuyện nay, ngẫm chuyện xưa! SieuthiNHANH2009082523635njc1nwqzym2195

ruounutchuoi


Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Đang bận quá, nhưng thấy lão Vod post mấy ảnh lên mà lại nhòe nhoẹt, em mạn phép cóp nhặt được mấy cái ảnh đánh dậm trên mạng, lão cho em xếp hòn gạch thứ hai nhé. Very Happy

ruounutchuoi


Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Nhân chuyện nay, ngẫm chuyện xưa! 88820932

ruounutchuoi


Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Nhân chuyện nay, ngẫm chuyện xưa! 17754130

ruounutchuoi


Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Nhân chuyện nay, ngẫm chuyện xưa! 13686354

ruounutchuoi


Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Nhân chuyện nay, ngẫm chuyện xưa! 51311906

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Đi đánh dậm và mò cua bắt ốc mà ăn mặc thế này thì nhìn cũng thích mắt các bác nhẩy !!! Laughing Laughing Laughing

ruounutchuoi


Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Chủ tịch khoái rồi, he he, còn nhiều cái thích mắt lắm, hãy đợi đấy. Very Happy Very Happy

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

dangtuandkt đã viết:Đi đánh dậm và mò cua bắt ốc mà ăn mặc thế này thì nhìn cũng thích mắt các bác nhẩy !!! Laughing Laughing Laughing

Em nói xin lỗi các cụ chứ, kiểu đánh dậm như ảnh số 3 và số 4 ý, cuối buổi có mà được hàng rổ xxx Very Happy Very Happy Very Happy. Mịa, làm deck gì có kiểu cho tay vào dậm khoắng thế kia bao giờ, kiểu này chắc quen cho tay khoắng vào khoắng...túi các đại gia đây mà, hehe.

vodka_standard

vodka_standard
Connecting People
Connecting People

namnx đã viết:Chủ tịch khoái rồi, he he, còn nhiều cái thích mắt lắm, hãy đợi đấy. Very Happy Very Happy

Cụ Nam ạ, 2 cái ảnh đầu nhà em tìm đỏ mắt chẳng thấy dậm đâu cả, toàn mấy chú đánh cụp đấy chứ, hay mắt em kém???

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết