PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994


You are not connected. Please login or register

Nhân ngày 20-11. Một bài viết và ảnh xưa về trường Nguyễn Khuyến.

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

AnhTuanIF

AnhTuanIF
Thành viên tâm huyết
Thành viên tâm huyết

Về thăm trường cũ ( Tác giả : Linh mục Alfonse Trần Đức Phương - Trích đăng trên VietCatholic News ).

Thế là sau gần nữa thế kỷ tôi lại có dịp về thăm Nam Định, thành phố vô cùng thân thương của tôi vào buổi thiếu thời. Thành phố của Tú Xương, một nhân tài, một nhà thơ ‘bất phùng thời’, vừa khôi hài, vừa lãng mạn, và nhiều khi rất ‘cay chua’ với thời cuộc đổi thay.

Bây giờ tôi vẫn còn nhớ tiếng hát ‘ru con’ của mẹ tôi qua bài thơ của Tú Xương:

Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai,
Đêm nghe tiếng éch bên tai,
Giật mình còn tưỡng tiếng ai gọi đò!.. .

Thật ra tôi không sinh ra ở thành phố Nam Định, nhưng tại một làng thuộc tỉnh Nam Định, sát biên giới huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, gần làng ‘Yên Đổ’ của thi hào Nguyễn Khuyến. Khi lớn lên tôi cũng hay được nghe má tôi và các cụ trong làng chuyền miệng nhau đọc các câu thơ thắm đượm tình quê hương và tình người, diễn tả cảnh đẹp tuyệt vời của miền quê êm đềm thuở ấy của Cụ Nguyễn Khuyến. Những bài đầu tiên tôi thuộc lòng là ‘Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.. .’ và ‘Khóc Dương Khuê’.

Tôi đã sinh ra trong chiến tranh và lớn lên trong chiến tranh, và chiến tranh đã đưa đẩy gia đình tôi lưu lạc từ làng này sang làng khác. Các cụ hồi đó gọi là ‘chạy loạn’. Mãi sau này gia đình tôi mới lọt được về thành (tức là thành phố Nam Định).

Hồi đó Thành phố Nam Định có nhiều ‘Nhà máy’ nổi tiếng như Nhà Máy Chai, Nhà Máy Sợi, Nhà Máy Chiếu.. . và như thế cũng có nhiều công ăn vbiệc làm cho những người mới ‘hồi cư’ như gia đình tôi.

Đối với bạn trẻ chúng tôi thời gian đó kể cũng được hưởng những ngày an bình để vui chơi bù lại những ngày sống thật sợ hãi, nơm nớp lo ‘chạy Tây’ và hầu như ngày nào cũng nghe tiếng súng ‘ca-nông’ hay ‘mọt-chê’ nổ và tiếng đạn bắn vèo vèo lướt qua các hầm trú ẩn (hồi đó thường gọi là ‘Tăng Xê’) thật không còn thú vui nào của tuổi trẻ.

Rủ nhau đi tắm sông Hồng (Hồng Hà) chảy ven thành phố Nam Định là một trong những thú vui của tụi trẻ chúng tôi hồi đó. Riêng đối với chúng tôi là tụi trẻ ‘con nhà có đạo’ thì thật không thể nào quên được những ngày ‘đi Lễ’ ‘đi Chầu’ và ‘rước Kiệu’ tại Nhà Thờ lớn Nam Định, hay Nhà Thờ Khoái Đồng bên bờ hồ ‘La-Két’ và gần trường ‘Xanh Tôma’ (Saint Thomas).

Khi gia đình tôi tạm ổn định, mặc dầu vẫn cònh nghèo khổ, nhưng cha mẹ cũng quyết định cho tôi đi học lại. Lúc đó tại Nam Định có hai trường Trung học là trường công ‘Nguyễn Khuyến’ và trường đạo ‘Xanh Tôma’, và vì tôi là con ‘nhà có đạo’ nên dĩ nhiên ông bà gửi tôi vào trường ‘Xanh Tôma’, lúc đó do các Cha dòng Đaminh đìều khiển và rất nổi tiếng. Giáo sư đa số là các Cha Đaminh, nhưng cũng có một vài giáo sư ‘ngoài đời’ ‘có đạo’ cũng như ‘bên lương’. Các học sinh toàn là con trai, ‘có đạo’ cũng có, mà ‘bên lương’ cũng có.

Sống tạm ổn định được vài ba năm, rồi cuộc chiến lan tràn vào thành phố, và năm 1954, gia đình tôi lại lưu lạc vào Miền Nam theo dòng người di cư vĩ đại thời đó và thế là tôi xa mãi mãi bao kỷ niệm thân thương của tuổi trẻ của thành phố Nam Định và ngôi trường ‘Xanh Tôma’ thân thương. Không ngờ cuộc lưu lạc ấy cứ kéo dài mãi mãi.

Cho đến tận năm vừa qua.. . vâng cho đến năm vừa qua cũng do một sự xếp đặt thật kỳ lạ của Chúa, tôi lại được trở về thăm lại Thành phố Nam Định thân thương thuở xưa...

Ôi, chỉ những ai trở lại quê hương nơi ‘chôn nhau cắt rốn’, sau bao năm xa cách, mới cảm nghiệm được lòng mình cảm động như thế nào, khi gặp lại bao nhiêu người thân thương đã nhiều năm xa cách. Nhìn lại bao nhiêu quang cảnh, nơi ăn chốn ở rất quen thuộc, thắm đượm bao kỷ niệm tuổi thiếu thời, mà nay đã có nhiều đổi thay.

Dù bận nhiều công việc, như phải thăm họ hàng nhiều nơi, viếng thăm giúp đỡ ‘trại phong cùi’ ở ngoài Bắc, nhưng tôi cũng không thể bỏ qua không thăm viếng lại Nhà Thờ lớn Nam Định, Nhà Thờ Khoái Đồng và ngôi trường ‘Xanh Tôma’ thân yêu thuở xưa... Nhà Thờ Nam Định vẫn đồ sộ với tháp chuông uy linh vươn lên bầu trời đẹp của thành phố, dù bên trong, bên ngoài đã rất cũ kỹ mà chưa có tiền để sửa sang lại. Công trường trước nhà thờ ngày xưa rất rộng, bây giờ đã bị thu nhỏ lại; tuy nhiên tượng Đức Mẹ vẫn còn đó và hàng ngày, nhất là ban tối vẫn có nhiều người kể cả ‘bên lương’ đến cầu nguyện, và cũng có những đoàn giáo hữu già có, trẻ có, đến đọc kinh chung và hát thánh ca trước tượng Đức Mẹ.

Trường ‘Xanh Tôma’ bây giờ tất nhiên đã ‘đổi chủ’ và có tên là ‘Trường Nguyễn Khuyến’.

Tôi đi với một người cháu rất quen thuộc với thành phố Nam Định để đến thăm trường. Chúng tôi đi bộ trên con đường ngày xưa tôi vẫn thường đi qua để đến trường... Từ phố ‘Hàng Tiện’ bên cạnh Nhà Thờ lớn, để sang ‘Phố Huế’ và đi theo một vài dẫy phố nữa là tới trường. Trường vẫn nằm trong khuôn viên cũ, vẫn lối vào cổng cũ, tuy nhiên cổng và tường bao quanh đã cũ kỹ và đổ nát nhiều. Sân cỏ đằng trước không còn sạch và đẹp như xưa. Vào cổng, chúng tôi rẽ sang phía tay trái và đi thẳng đến chỗ ‘Hang Đá Lộ Đức’ ngày xưa. ‘Hang Đá’ vẫn còn, nhưng không còn tượng Đức Mẹ và chung quanh không còn đất rộng và đẹp như xưa, vì người ta đã làm nhà lấn sát vào ngay đàng sau Hang Đá. Đi tiếp vòng bên trái, chúng tôi đến cửa trường. Mọi sự vẫn còn nguyên như xưa, tuy đã rất cũ kỷ vì không được sửa sang; chỉ có tấm bảng lớn treo phía trước với tên ‘Trường Nguyễn Khuyến’ là mới. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn đọc được dòng chử cũ kỹ ‘École de Saint Thomas d’Aquain’ in nổi vào tường ở phía trên.

Chúng tôi đến vào lúc các em học sinh vừa ra chơi vào. Có một số người lớn và mấy em học sinh còn đang đứng nói chuyện phía trước. Tuy nhiên vì cháu tôi đã rất quen ở đây, nên chúng tôi cứ tự tiện đi vào không cần hỏi ai. Chúng tôi đi vòng tầng dưới, rồi tầng trên. Dù lúc nhỏ đã học ở đây vài ba năm, nhưng bây gìờ tôi mới để ý trường đã được xây thật khéo: có hàng hiên đi vòng chung quanh và các lớp học nằm quay ra chung quanh hàng hiên. Như vậy, di chuyển rất dể dàng và các lớp học được yên tĩnh dù khi gặp trời mưa bão, và gió thổi mạnh. Các cầu thang đều từ hành lang đi lên. Các lớp học vẫn như xưa, nhưng rất cũ kỹ vì chưa được sửa sang sau cả nửa thế kỷ. Nhà nguyện đã trở thành phòng họp. Tôi đi yên lặng bên người cháu mà không nói lời nào, tâm hồn như chùng xuống với bao ký ức năm xưa... và nhớ lại các Cha Giáo đã dạy ngày xưa... Lúc đó các Ngài còn thật trẻ trung và luôn vui vẻ, thân thương với học sinh chúng tôi dù thuộc tôn giáo nào. Các Cha rất bình dân và dễ thương. Có nhiều Cha học rất cao; có Cha đi du học về... Bây gờ không biết các Ngài đang ở đâu, nhưng chắc chắn đã già lắm rồi, hoặc đã ra đi về ‘Nhà Cha Trên Trời’. Tôi nhớ đến một số Cha, như Cha B. Th., Cha Lê H.T., Cha Nguyễn Văn T. và đặc biệt Cha Nguyễn V. Th (người có viết văn và làm thơ) dạy Việt Văn. Đôi khi Cha dùng những bài viết hoặc bài thơ Cha sáng tác để đọc ‘chính tả’ cho chúng tôi viết và khi chúng tôi hỏi Cha tác giả là ai, Cha nghiêm mặt lại và sau đó cười vui vẻ nói ‘Lý Toét’. Chúng tôi cũng có nhiều kỹ niệm vui với Cha Trần V. Th. Nghe nói Cha là con ‘Nhà Quan’ đấy, nhưng vẫn ‘bỏ mọi sự thế gian’ để đi tu... Ngài làm ‘Giám thị’ nhưng không đánh cũng chẳng mắng chúng tôi bao giờ, mặc dầu luôn cầm ‘cây thước kẻ bảng’ lớn có dáng rất oai vệ. Lúc đầu chúng tôi rất sợ, nhưng khi quen tính Cha, chúng tôi lại hay vui đùa với Cha và lúc đó Cha lại rất vui vẻ đùa lại với chúng tôi. Tôi quên tên một Cha còn trẻ, nghe nói học rất giỏi và có bằng cấp cao, Cha đến dạy một thời gian và đổi đi nơi khác; chúng tôi hỏi Cha sao bị đổi đi như vậy, thì các Cha nói: ‘đi tu, dâng mình cho Chúa, thì luôn phải vâng phục ý Chúa qua Bề Trên mà...’.

Đứng từ cửa chính, nhìn trải khắp sân trường, tôi vẫn còn nhớ được những ngày vui đùa với các bạn trẻ, chạy nhãy khắp sân trường một cách thật hồn nhiên ngây thơ.. . Nhớ những ngày ‘lễ lớn’, khi ra về, mỗi học sinh chúng tôi đi theo hàng hai ra tới cổng trường và mỗi người được phát cho một cây kem ‘Cẩm Bình’... Ôi thú vị làm sao... Tôi cũng còn nhớ lại, vào các buổi chiều, hình bóng các Cha dòng thánh thiện trong y phục trắng, có cỗ tràng hạt dài đeo ngang bên, đi dạo với nhau từng hai hay ba người, có khi như cùng đọc kinh, lần chuỗi chung thì phải... Ôi những hình ảnh thánh thiện đó vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi...

Lúc ra về, chúng tôi lại đi lại vòng qua hang đá, tôi dừng lại và thầm dâng lời cầu nguyện cho quê hương, cho Giáo hội Việt Nam. Cầu nguyện cho các Cha Dòng năm xưa đã giảng dạy và nhất là yêu thương chúng tôi và giúp chúng tôi một mớ hành trang ‘vào đời’ với nền trí thức căn bản, và nhất là với một tâm hồn rộng mở, thắm đượm tình người... Trong số đó, có những người đã học lên thành tài và làm các công việc trong chính phủ thời xưa. Cũng có người đã theo bước chân các Cha Dòng để dâng mình cho Chúa, đi tu và phục vụ Giáo hội và xã hội trong nhiều chức vụ khác nhau.

Trên đường đời vạn nẻo, các học sinh năm xưa của trường ngày nay đã tản mát đi khắp nơi trên thế giới; nhưng chắc không ai quên được ngôi trường cũ ‘Xanh Tôma’ năm xưa và hình ảnh thân thương, thánh thiện của quý Cha đã sống, đã giảng dạy và yêu thương tại ngôi trường này... Chắc các Cha đó nếu còn sống, ngày nay đã đổi đi ở các tu viện các nơi... Dù ở đâu, xin Chúa cũng cho các Ngài được sống an bình và cầu nguyện cho đoàn con cái năm xưa.
LM. Anphong Trần Đức Phương
Nhân ngày 20-11. Một bài viết và ảnh xưa về trường Nguyễn Khuyến. Nhathonamdinh2

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Bài này có lẽ ông pot ở mục Trường PTTH Nguyễn Khuyến thì hợp hơn. Ảnh ngày xưa trông hay phết nhỉ

hoacuctrang86


Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ

Một bài viết về NK thật hay. Bỗng nhiên thấy nhớ trường quá. Cám ơn người đã gửi bài viết này.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết