PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994


You are not connected. Please login or register

Câu chuyện về lãnh đạo

+2
dragon
giaduc
6 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

giaduc

giaduc
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình


Câu chuyện người chăn cừu và bài học về lãnh đạo






(Dịch từ Business Know-how)

Những nhân tố lãnh đạo tuyệt vời dường như bất biến về mặt thời gian và không ngừng được mở rộng về mặt không gian. Từ thời thượng cổ, cả thế giới luôn khát khao tìm kiếm những nhà lãnh đạo lớn. Trong quãng thời gian chiến tranh và hỗn loạn, các nhà lãnh đạo lớn thường xuất hiện để vạch ra con đường dẫn đến hoà bình. Trong quãng thời gian của sự hoà bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo lớn vẫn cần để duy trì hệ thống trật tự hay tìm ra các hướng đi phát triển mới.

Các nhà lãnh đạo lớn luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi người. Nhưng làm thế nào chúng ta phân biệt được những nhà lãnh đạo thực thụ từ vô khối những con người khác nhau?
Nguyên lý bắt nguồn từ thời cổ xưa và vẫn đứng vững qua những trải nghiệm thời gian. Các nhà lãnh đạo lớn luôn tiến thẳng về phía trước, xây dựng các hướng đi, đảm bảo trật tự và chỉnh sửa các khiếm khuyết hay quy định khi cần thiết. Không dừng lại ở đó, họ là những người giàu tình cảm với các nhân viên. Các nhà lãnh đạo lớn khao khát sống cuộc sống của họ để phục vụ những nhu cầu của mọi người.
Điểm đáng thú vị là khi quan tâm tới những nhà lãnh đạo đáng kính trên thế giới và trong lịch sử loài người, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một hình ảnh tương đồng giữa những người chăn cừu và nhà lãnh đạo tài ba.
Không quá khó khăn để miêu tả các tính cảnh của một nhà lãnh đạo theo hình ảnh người chăn cừu. Có rất nhiều điều chúng ta có thể học hỏi được từ sự so sánh này.
Bằng việc khảo sát những tính cách, đặc điểm và tầm nhìn theo phương thức người chăn cừu, chúng ta có thể chuyển tiếp tới một cấp độ năng lực lãnh đạo mới:
1. Người chăn cừu nhận ra đàn cừu không thể làm bất cứ điều gì anh ta muốn
Anh ta hiểu rằng đàn cừu không phải một công cụ, một phương tiện để anh ta tự ý xử lý mà là nguồn trách nhiệm mà anh ta cần quan tâm, chăm sóc. Anh ta được trao quyền, được tin tưởng bởi một người khác, và rõ ràng phải trả lời trước một người có thẩm quyền lớn hơn.
Là một nhà lãnh đạo hiệu quả, anh ta hiểu rõ không chỉ những gì cấu thành nên một nhà lãnh đạo mà cả những gì phải phục tùng và quan tâm tới nữa. Việc hiểu và chấp nhận chu trình này sẽ trau dồi và củng cố các tính cách của một nhà lãnh đạo tài năng.
2. Đàn cừu nghe thấy, nhận ra và đi theo giọng nói của người chăn cừu
Hết sức tự nhiên, mọi người có xu hướng đi theo những gì quen thuộc. Lòng tin sẽ phát triển mạnh theo những kinh nghiệm có được từ các mối quan hệ tốt đẹp. Chúng ta thường nghe thấy rằng sự thân mật rất dễ dẫn tới sự bất tuân lệnh, nhưng nó cũng dẫn tới lòng tin tưởng và với thời gian cùng sự kiên trì, nó sẽ đem đến các mong đợi.
3. Người chăn cừu biết rất rõ đàn cừu và anh ta có thể nhớ tên từng con cừu một
Người chăn cừu sử dụng một hệ thống âm thanh, gõ lách cách và huýt gió để gọi đàn cừu. Những âm thanh này là khác biệt cho từng con cừu trong đàn và mỗi con cừu nhận ra và phản hồi theo từng âm thanh riêng biệt với nó.
Trong lãnh đạo, những sự quan tâm chân thành và gần gũi luôn được mọi người nhận rõ. Đương nhiên nhà lãnh đạo sẽ đạt được các kết quả tuyệt vời. Mối quan hệ với các nhân viên chính là chìa khoá – không một người chăn cừu nào có thể làm việc tốt mà không ở bên cạnh những con cừu.
4. Người chăn cừu luôn dẫn dắt đàn cừu tới những nơi an toàn nhất và có nhiều lợi ích nhất, đồng thời tránh xa mọi nguy hiểm

Về chiến lược, người chăn cừu ra ngoài chuồng trước đàn cừu nhằm xác định và tránh xa các tai hoạ và rồi đưa đàn cừu tới chỗ an toàn. Trong bất cứ trường hợp nào, anh ta cũng giữ vai trò dẫn dắt. Anh ta không bao giờ mong đợi đàn cừu sẽ gặp phải những hoàn cảnh mà anh ta không sẵn sàng đương đầu.
Người lãnh đạo kinh doanh cũng vậy. Anh ta luôn dẫn dắt nhân viên tới những nơi an toàn và nhiều ích lợi nhất. Nhà lãnh đạo phải có khả năng nhận diện các rủi ro và biết cách phòng tránh chúng.
5. Người chăn cừu luôn sẵn lòng đặt những nhu cầu cấp bách và sức khoẻ của đàn cừu lên trước nhu cầu của bản thân mình
Sức khoẻ tốt của đàn cừu là vô cùng quan trọng với người chăn cừu. Mục đích khác thường này đã khích lệ các quyết định của anh ta luôn hướng tới lợi ích của đàn cừu trước tiên. Cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, người chăn cừu luôn được chuẩn bị để “hy sinh tính mạng bản thân” cho đàn cừu.
6. Có sự khác biệt giữa những đôi tay làm thuê và người chăn cừu
Những đôi tay làm thuê được khích lệ bởi các đồng tiền công. Còn người chăn cừu có mối quan tâm sâu xa và chân thành tới đàn cừu của anh ta. Anh ta là người chịu trách nhiệm cho những gì không phải của anh ta – theo đúng sự lựa chọn của anh ta. Và mối quan hệ của anh được đặc trưng vởi sự hiện diện lâu bền và xuyên suốt cho dù có hay không có tiền công.
Vào mọi thời điểm, người chăn cừu luôn sẵn lòng hy sinh cuộc sống của anh ta cho đàn cừu. Anh ta là một nhà lãnh đạo thực thụ đối với những người tưởng ở anh ta.
Người chăn cừu thực thụ hiểu rõ sự khác biệt quan trọng giữa sức mạnh (yếu tố đè nặng lên vai nhà lãnh đạo) với thẩm quyền (yếu tố thể hiện trách nhiệm và năng lực giải trình với cấp có quyền lực cao hơn).
==> Chắc chắn rằng, bức tranh người chăn cừu và hình ảnh nhà lãnh đạo tuy rất đơn giản, nhưng nó để lại nhiều bài học sâu sắc cho nghệ thuật quản lý ngày nay.

giaduc

giaduc
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

[tr][td]Lãnh đạo cũng phải biết kể chuyện (20-04-2010)
 
Đưa ra những số liệu, bảng biểu, các bài thuyết trình cứng nhắc minh
chứng cho mục tiêu, rất có thể bạn sẽ khiến người nghe ngáp dài. Nhưng kể một
câu chuyện hay, bạn sẽ tác động được vào cảm xúc của họ.

Câu chuyện kinh doanh - câu chuyện
cuộc đời


Cuộc sống là một chuỗi các câu chuyện đan xen nhau - các
câu chuyện của chính chúng ta và của những người sống quanh ta.

Trong kinh doanh, rất nhiều
nhà lãnh đạo thành công là những người có tài kể chuyện. Họ luôn lôi kéo chúng
ta bằng những câu chuyện, tâm sự về việc họ khởi nghiệp ra sao, đại diện cho cái
gì, và đang đi đâu.

Bill
Gates luôn kể với chúng ta về giấc mơ đưa máy tính cá nhân đến tất cả các căn
nhà của mọi người trên trái đất. Câu chuyện vĩ đại đó đã thôi thúc Steve Ballmer
- và có lẽ cả những người khác - bỏ ngang việc học ở trường kinh doanh và gia
nhập công ty nhỏ của Gates ở một góc xa xôi hẻo lánh của vùng Tây Bắc nước Mỹ.
Thậm chí cả mẹ của Ballmer, người chưa từng nghe câu chuyện này, cũng băn khoăn
tại sao mọi người cần có máy tính như vậy.

Rất nhiều giám đốc hàng đầu được đào tạo từ những trường
kinh doanh truyền thống, không muốn kể các câu chuyện mà họ cho là vô bổ. Họ
kiên quyết đi theo các cách thức chuyên nghiệp và tuân thủ các nguyên tắc ngặt
nghèo. Họ đưa ra tầm nhìn, mục tiêu, kết quả và minh chứng bằng những phân tích,
những thực tế, những câu nói trích dẫn của những người nổi tiếng. Nhưng có hai
vấn đề luôn diễn ra với việc hùng biện kiểu này.

Thứ nhất là người nghe luôn có những phân tích, kinh
nghiệm và những câu trích dẫn của riêng họ. Trong khi bạn đang cố thuyết phục họ
thì trong đầu họ đã hình thành những lập luận phản bác điều đó. Thứ hai là nếu
bạn có thành công trong việc thuyết phục, thì bạn chỉ hoàn thành nhiệm vụ về mặt
trí tuệ. Điều này chưa đủ, bởi người ta không chỉ hành động vì lý trí.

Trong khi đó, các câu chuyện
hấp dẫn không những hàm chứa một lượng thông tin cần thiết mà còn tác động tới
cảm xúc của mọi người, đảm bảo rằng họ không chỉ nghe mà còn lập tức bị cuốn vào
câu chuyện và sau đó được thôi thúc thực hiện những hành động được mách bảo bởi
con tim.

Một câu chuyện
có khả năng đơn giản hóa hiệu quả những vấn đề phức tạp. Nó giúp chúng ta bộc
lộ, đánh giá các giả định, các giá trị và lòng tin đằng sau ý tưởng mới và kết
nối chúng với thế giới. Vì vậy, nhiệm vụ của một công ty không chỉ là bán được
nhiều hơn những cốc cà phê ngon, mà còn chia sẻ nhiệt huyết được hàm chứa trong
cốc cà phê đó.

Các câu
chuyện thường dễ nhớ, do đó dễ lan truyền. Các nhà lãnh đạo có thể khởi đầu bằng
một câu chuyện hay và quan sát câu chuyện đó tiếp tục đời sống của nó. Khi đó,
nó đã tạo ra được một cộng đồng. Một CEO có những câu chuyện hay và kể chúng có
thể tiếp cận với mọi người dễ hơn, kết nối họ và tạo ra một cộng đồng bền vững,
hơn bất kỳ người nào tin tưởng hoàn toàn vào các dữ liệu và bảng biểu khô
cứng.

Người kể chuyện... cũng là nhà biên
kịch


Để có một câu
chuyện hay, đừng kể theo kiểu từ-đầu-đến-cuối. Thay vào đó, cần thể hiện sự đấu
tranh giữa kỳ vọng và thực tại khách quan trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Chẳng
hạn, hãy tưởng tượng một câu chuyện về công ty công nghệ sinh học mới được xây
dựng có tên là Chemcorp. Tổng giám đốc của công ty này đang cố gắng thuyết phục
một số ngân hàng rót vốn đầu tư.

Ông có thể nói với các chủ ngân hàng rằng Chemcorp đã
phát minh ra một hợp chất ngăn ngừa đau tim và đưa ra rất nhiều bảng biểu miêu
tả quy mô thị trường, kế hoạch kinh doanh, sơ đồ tổ chức... Các chủ ngân hàng sẽ
gật đầu một cách lịch sự, nhưng thực ra đang phải cố không ngáp dài, trong khi
trong đầu thì đang nghĩ về tất cả các công ty khác có vị trí tốt hơn Chemcorp
trên thị trường.

Tổng
giám đốc của Chemcorp đã chọn cách biến những gì định nói thành một câu chuyện,
trong đó bắt đầu bằng một sự việc “kịch tính” - là một người nào đó gần gũi với
ông - chẳng hạn, cha ông - qua đời vì một cơn đau tim. Vậy, về bản chất đó là
thực tại khách quan, là yếu tố đối kháng mà tổng giám đốc, lúc này là nhân vật
trong câu chuyện, sẽ phải vượt qua.

Câu chuyện có thể mở ra theo hướng như thế này: trong
thương đau, nhân vật chính nhận ra rằng, nếu đã có một loại thuốc nào đó chữa
trị bệnh tim, có lẽ cha ông đã không qua đời. Sau đó, công ty ông khám phá ra
rằng, một protein luôn có mặt trong máu ngay trước các cơn đau tim và phát triển
một cuộc thí nghiệm giá thành thấp và dễ quản lý để lấy bằng sáng chế. Nhưng giờ
đây, công ty đối mặt với một thực tại khó khăn mới, một kịch tính mới: công ty
cạn tiền mặt, và đối tác chủ chốt rút vốn để gây dựng công ty riêng. Và Chemcorp
phải đấu tranh để kết thúc cuộc chạy đua lấy bằng sáng chế.

Việc tạo ra một loạt các
tình huống khó khăn trở ngại khiến cho câu chuyện trở nên vô cùng hồi hộp, khiến
các chủ ngân hàng nảy sinh ý tưởng rằng, có thể câu chuyện sẽ không kết thúc có
hậu. Đến lúc đó, Tổng giám đốc của Chemcorp tung đòn quyết định: “Chúng tôi đã
chiến thắng cuộc đua, chúng tôi đã nhận được bằng sáng chế, chúng tôi sẽ cứu
được 25.000 người mỗi năm”. Và thế là các ông chủ ngân hàng chỉ còn biết rút hầu
bao ra rót vốn cho Chemcorp.

Để có thể nảy ra trong đầu một câu chuyện như vậy, người
kể cần phải đặt ra một số câu hỏi nhất định cho mình. Trước hết, nhân vật của
tôi muốn làm gì để phục hồi sự cân bằng trong cuộc sống? Mong muốn là mạch máu
cả một câu chuyện. Mong muốn không phải là một danh sách mua sắm mà là yêu cầu
cốt lõi mà nếu được thỏa mãn, nó sẽ ngừng câu chuyện lại trong tiến trình của
nó.

Câu hỏi kế tiếp là:
Điều gì ngăn nhân vật chính đạt được mong muốn của họ? Các lực lượng nào đó?
Nghi ngờ? Sợ hãi? Bối rối? Xung đột cá nhân với bạn bè, gia đình, người yêu? Các
xung đột xã hội nảy sinh trong các thể chế trong xã hội? Xung đột về vật chất?
Các lực lượng thiên nhiên? Bệnh tật gây chết người? Không đủ thời gian thực hiện
công việc? Chiếc ô tô chết tiệt không khởi động?

Những sự đối kháng đó có thể đến từ con người, xã hội,
thời gian, không gian, và mọi đối tượng trong đó, hay bất kỳ sự kết hợp nào của
các lực lượng này trong cùng một thời điểm. Sau đó, nhân vật chính sẽ phải quyết
định ra sao để đạt được mong muốn của họ trong bối cảnh phải đương đầu với những
lực lượng đối kháng đó? Chính câu trả lời cho các câu hỏi mà những người kể
chuyện đặt ra sẽ bộc lộ sự thật về tính cách của họ, bởi trái tim của con người
luôn được thể hiện qua cách họ lựa chọn khi đối mặt với áp lực khó khăn.

Cuối cùng, người kể chuyện
cần quay về với các sự kiện họ tạo ra và tự hỏi: Mình có tin điều này không? Nó
có quá cường điệu không? Đây có phải là lời kể chân thực không, cho dù trời có
sụp xuống?

Tất nhiên, một
câu chuyện hay luôn cần được hậu thuẫn bởi một nền tảng sự thật vững chắc, về
ước vọng của người lãnh đạo, về thực lực của công ty, để đảm bảo người nghe bị
thuyết phục hoàn toàn cả về lý trí và tình cảm.
[/td][/tr]

giaduc

giaduc
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

Khổng Minh vì sao trọng dụng Trương Phi mà xa rời Quan Vũ?- Sách
Lược Dùng Người






 

Trong ba anh em Lưu Quan Trương, ngoại trừ Lưu Bị rất thân cận với Khổng
Minh, trong hai người còn lại Trương
Phi
là kẻ lỗ mãng, ít suy nghĩ sâu xa còn Quan Vũ luôn tỏ ra thâm trầm. Xét theo lý,
một kẻ trí giả như Khổng Minh ắt phải thân cận và trọng dụng Quan Vũ hơn Trương
Phi. Nhưng thực tế thì Khổng Minh lại rất trọng dụng thân mật với Trương Phi mà
xa rời thậm chí là nghi kị với Quan Vũ. Vì sao như vậy? Điều này có lẽ phải xuất
phát từ chính đặc điểm xuất thân của từng người mới mong lý giải được.
Tam Quốc chí khi nhận xét về Trương Phi, Quan Vũ nói: “Vũ trọng sĩ tốt mà
nghi kị sĩ đại phu, Phi yêu kính kẻ quân tử mà phớt lờ kẻ tiểu
nhân”.
Câu chuyện về lãnh đạo Khongminh2

Gia Cát Lượng đối với Quan Vũ luôn cố gắng giữ một mối quan hệ rất khách khí,
tốt đẹp. Bởi vì Quan Vũ không hoàn toàn phục vị quân sư này. Phương kế liên kết
với Ngô của Khổng Minh, Quan Vũ có thực hiện nhưng không hề cố gắng, đó là một
minh chứng rất rõ. Thậm chí, Quan Vũ trong nhiều trường hợp còn cố gắng đi ngược
lại với phương hướng này. Tuy Quan Vũ ở Kinh Châu xa xôi nhưng người này trước
nay vẫn lấy địa vị cao hơn những người khác trong tập đoàn quân Thục của mình để
ra oai. Sau khi Mã Siêu đầu quân cho Thục nhờ giải quyết vấn đề Ích Châu mà lập
được công lao, nhận được vinh dự lớn. Quan Vũ không phục, muốn bỏ Kinh Châu đến
Tứ Xuyên để so tài cao thấp với Mã Siêu. Gia Cát Lượng vội gửi cho ông ta một
bức thư vỗ về, nịnh ông ta hết lời mới làm ông ta nguôi ngoai. Sau khi Lưu Bị
làm Hán Trung Vương, muốn dùng Hoàng Trung làm hậu tướng quân. Gia Cát Lượng
nói: “Danh vọng của Trung, vốn không thể so được với Quan Vũ, Mã Siêu mà nay
để họ đứng ngang hàng. Mã Siêu và Trương Phi ở gần, tự mình nhìn thấy công trạng
của Hoàng Trung còn có thể chỉ rõ được. Như Quan Vũ ở xa, sợ tất là không vui, e
rằng không được”.
Câu nói này có thể thấy được thái độ của Gia Cát Lượng
đối với Quan Vũ như thế nào.
Trương Phi thì không như vậy, chỉ cần Gia Cát Lượng nhắc đến tên ông ta là
ông ta dốc hết lòng mà làm. Đồng thời, nhiều lần cũng phát huy tính sáng tạo lập
nên kỳ công. Vì thế giữa Gia Cát Lượng và vị tướng lỗ mãng Trương Phi hình thành
một mối quan hề ngầm không nói mà vẫn hiểu nhau. Khi có tin tức báo về doanh
trại, nói gần đây Phi uống rượu say, Gia Cát Lượng không những không tăng thêm
tội còn phái người mang rượu đến cho Trương Phi. Điều này cho thấy giữa họ có
một sự thấu hiểu và cảm thông không nói thành lời.Câu chuyện về lãnh đạo Khongminh1

Ban đầu khi Lưu Quan Trương khởi sự, theo địa vị kinh tế, xã hội, Trương Phi
là người giàu có nhất, “sống ở quận Trạch, có trang điền”, là một chủ trang viên
có tài sản và tiền của. Còn Lưu Bị chẳng qua chỉ là một kẻ “bán giày đan chiếu”,
mặc dù tự xưng là hậu duệ của hoàng thất nhưng đã bị suy tàn từ lâu. Nếu như cứ
mãi đem hai chữ hậu duệ hoàng thất trưng ra thì so với câu nói của AQ “bố mày
trước kia cũng giàu có” chẳng khác là bao. Sau đó Hán Hiến đế Lưu Hiệp có gọi
ông ta một tiếng “Hoàng thúc”, nhưng là do nhu cầu chính trị mà thôi. Các Hoàng
đế trong lịch sử để lung lạc nhân tâm vẫn thường có thói quen ban thưởng họ của
vua vì thế đừng có tưởng thật. Ai có phấn mà chẳng đem đắp lên mặt? Lưu Bị chẳng
qua chỉ là một người thuộc tầng lớp tiểu thủ công. Còn Quan Vũ thực ra chỉ là
một người chuyên đẩy xe hàng mà thôi. Theo quan niệm ngày nay, ông ta thuộc tầng
lớp lao động không có tài sản.
Từ đó mà suy luận thì mối quan hệ giữa Gia Cát Lượng và ba anh em Lưu Quan
Trương sợ là do tầng lớp xuất thân bất đồng mà thái độ đối đãi với phần tử trí
thức không tránh được sự khác biệt. Điều này có lẽ cần được thảo luận một cách
kỹ lưỡng hơn.
Khi khởi sự Lưu Bị đã là một người thuộc tầng lớp thủ công nghiệp kiêm tiểu
thương nhưng trước đó ông ta thuộc tầng lớp quý tộc sa sút, chí ít vẫn còn có
chỗ đứng nhất định. Lưu Bị từng bái Lư Thực làm thầy, rõ ràng trình độ văn hóa
của ông ta cao hơn hẳn so với Quan Vũ và Trương Phi. Như thế Lưu Bị không những
giống với Khổng Minh về mặt chính trị mà về mặt văn hóa cũng có rất nhiều điểm
tương đồng. Trương Phi là chủ điền viên, gia đình giàu có. Có thể tụ tập hơn ba
trăm người ở vườn đào thì dù cho không phải là sĩ tộc tầng lớp trên cũng là một
thân hào có của. Vì thế Trương Phi so với Khổng Minh, người có gia trang ở Nam
Dương về nền tảng kinh tế không khác nhau nhiều nên cũng dễ dàng tìm thấy tiếng
nói chung. Còn Quan Vân Trường là một người không có tài sản, tự sống bằng sức
lao động của mình. Nghề đẩy xe chở hàng của ông ta không cần dựa vào phường hội,
rất độc lập nên dễ sản sinh ra cách nhìn thiên lệch giai cấp. Đồng thời bản thân
ông ta cũng chỉ biết vài chữ nên không phục văn hóa và tầng lớp sĩ đại phu. Vì
vậy mối quan hệ giữa ông ta với Gia Cát Lượng không được như hai vị anh em của
mình là điều không khó giải thích.Câu chuyện về lãnh đạo Khongminh3

Lại thêm Quan Vũ kiêu ngạo tự mãn, cố chấp, luôn tự cho mình là đúng. Đặc
biệt là từ sau khi ông ta được phong làm Hán đình hầu thì cảm giác tự tôn tự ngã
của ông ta càng tăng thêm. Đến khi một mình lãnh tránh nhiệm lớn bảo vệ Kinh
Châu thì ông ta càng trở thành kẻ mà “mục hạ vô nhân” (trong mắt không có ai).
Đây là việc khiến người khác chê cười nhưng đối với Quan Vũ thì rất đáng tiếc.
Nếu như Quan Vũ có một chút tỉnh ngộ thì đã không chạy đến Mạch Thành để đến nỗi
đầu thân mỗi thứ một nơi như vậy.
Gia Cát Lượng tới Tân Dã, Quan Trương kết hợp cùng nhau ngăn cản vị quân sư
này nhưng người trách mắng là Trương Phi còn Quan Vũ là một người thích tỏ ra
thâm trầm, ngồi ở phía sau xui khiến Trương Phi. Từ sau “ba lần đến lều tranh”,
Quan Vũ không hề tin vào năng lực của Gia Cát Lượng. Ông ta vốn xưa nay không hề
có cảm tình với tầng lớp trí thức và điều này khó bề thay đổi được. Quan Vũ từ
đẩy xe trên đường Sơn Tây, những vị quan lại triều Hán đã áp bức ông ta, lừa dối
ông ta khiến ông ta luôn có ý thức nghi kỵ và phản kháng. Trong tâm ông ta luôn
nói, có gì giỏi giang lắm đâu, toàn là một lũ tởm lợm, giá áo túi cơm. Khi thấy
Lưu Bị nhọc lòng “ba lần đến lều tranh”, Quan Vũ nói với Lưu Bị rằng: “Huynh
trưởng hai lần đích thân đến bái kiến, cái lễ đó là quá lắm rồi. Nghĩ rằng Gia
Cát Lượng chỉ có hư danh mà không có thực học nên mới cố tránh mặt mà không gặp.
Sao huynh lại bị mê hoặc bởi con người này như vậy!”. Chữ “mê hoặc” là câu nói
từ trong lòng của Quan Vũ. Bởi vì một khi Khổng Minh trợ giúp Lưu Bị thì địa vị
trợ thủ lâu nay của ông ta sẽ bị lung lay. Từ đó trở đi giữa ông ta và Lưu Bị
không thể có sự thân cận như trước được nữa.
Khi Lưu Bị sang Đông Ngô cầu thân, Gia Cát Lượng phái Triệu Vân đi theo bảo
vệ mà không dám trao túi gấm diệu kế cho Quan Vũ sợ Quan Vũ làm loạn chủ trương
của mình. Sau khi mượn gió Đông cho Chu Du, làm nên trận Xích Bích nổi tiếng,
Gia Cát Lượng cũng sắp xếp Triệu Vân đến đón ông ta trở về chứ không dám làm
phiền đến Quan lão gia, sợ ông ta chưa chắc đã theo hẹn mà tới, sẽ nguy hiểm đến
tính mạng của mình. Chiến dịch Xích Bích, Gia Cát Lượng lần lữa không để ý đến
Quan Vũ. Nhiều người nói là do Gia Cát Lượng cố ý dùng kế khích tướng đối với
Quan Vũ. Nhưng thực tế xét trong mối quan hệ giữa hai người thì rõ là vị quân sư
này vẫn còn có chỗ khó xử. Vì sử sách cũng không có ghi chép gì, đành phải tin
bừa như vậy. Nhưng cuối cùng Gia Cát Lượng mới sắp xếp Quan Vũ chặn ở đường Hoa
Dung có thể thấy là đối với vị tướng kiêu ngạo này không thể không cân nhắc, rõ
ràng còn có chỗ lo lắng khó xử.
Quan Vũ thấy mình không được xếp đặt ở vị trí quan trọng, khi đó đã trách hỏi
Gia Cát Lượng: “Quan mỗ đã theo huynh trưởng chinh chiến đã rất nhiều năm chưa
từng ở lại phía sau. Nay gặp đại địch, quân sư lại không giao trọng trách như
vậy là có ý gì?”. Nghe khẩu khí của Quan Vũ không biết là Gia Cát Lượng chỉ huy
Quan Vũ hay là Quan Vũ chỉ huy Gia Cát Lượng? Quan Vũ lấy việc mình là anh em
kết nghĩa với Lưu Bị mà tự cho mình đặc quyền ngang với quân sư. Đợi tới khi
không bắt được Tào Tháo ở Hoa Dung, phạm phải quân lệnh vẫn còn có Lưu Bị đứng
ra nói đỡ. Kỳ thực chính vì ông ta biết kết quả tất là như thế mới dám tha cho
Tào Tháo ở Hoa Dung.
Nếu như Khổng Minh chấp pháp như sơn, từ việc ông ta tha cho Tào Tháo ở Hoa
Dung mà trừng phạt nghiêm khắc thì sau này khi ông ta làm chủ mọi việc ở Kinh
Châu có lẽ đã không dám tự mình quyết định mọi việc mà chẳng biết trời cao đất
dày là gì. Chính vì sự bao che của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cũng không thể không
nhân nhượng, vì thế không thể trách mình, càng không thể trách người.
Xem ra, Gia Cát Lượng là một phần tử trí thức cũng có chỗ nhu nhược không
thuốc nào chữa được. Gia Cát Lượng đối với vị tướng quân quyền cao hơn người,
lại có hậu đài chắc chắn, trong lòng không hề phục mình cũng là một vị Hán đình
hầu xuất thân từ tầng lớp lao động ngoại từ việc cho mình có thể thay đổi đại
cục, làm việc vô nguyên tắc vẫn nghĩ rằng ông ta vẫn có thể làm được điều gì đó
chăng?
Chỗ khó xử của loại vô nguyên tắc này từ cổ chí kim há chẳng phải là chỉ có
một mình Gia Cát Lượng hay sao? Nhưng mà sự vô nguyên tắc nào cũng không thể tồn
tại được lâu. Cuối cùng Quan Vũ đại bại tại Kinh Châu chẳng phải chính là hậu
quả từ việc Khổng Minh cả nể, qua loa không triệt để trong quân lệnh hay
sao?
Tấm gương lịch sử còn sáng mãi, hậu bối chúng ta ngày nay trong việc dùng
người cần phải cẩn trọng, dùng người đúng việc. Như Khổng Minh tài thao lược
nhưng cuối cùng vì cả nể nên bỏ đi một tướng tài. Quan Vũ anh hùng cái thế nhưng
vì áp lực thành kiến nên cuốicùng đại bại. Ngày nay, trong việc kinh doanh chúng
ta có thể quá xem trọng chiến hữu mà làm cho người tài không thể dốc hết sức vì
chúng ta . Lưu Bang lên ngôi Hàn Tín phải chết, Minh Thái Tổ vững vàng thì Lưu
Bá Ôn phải về trời đạo lí này ngàn xưa còn mãi . Hậu thế có thể trách Hán Cao Tổ
vong ân nhưng không như thế thì làm sao có thể tồn tại được vương triều nhà Hán
thịnh trị mấy trăm năm. Mỗi thời mỗi người, thuở hàn vi chúng ta có thể đồng cam
cộng khổ nhưng thời thịnh trị dễ nảy sinh lòng dạ nọ kia. Nào mọi người, hãy bày
tỏ quan điểm đi!!!!!!

giaduc

giaduc
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

QUAN VŨ RỜI TÀO – LÀM SAO CHINH PHỤC ĐƯỢC NGƯỜI TÀI?







Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, chuyện Quan Vân Trường rời Tào Tháo là một trong
những hồi gây ấn tượng mạnh mẽ nhất.Câu chuyện về lãnh đạo Tamquoc2

Bị quân Tào bao vây bốn phía ở núi Thổ Sơn và nghe lời khuyên của người bạn
thân là Trương Liêu mà Quan Vũ xuống núi, về với Tào Tháo. Nếu Quan Vũ liều chết
giao chiến thì chưa biết tình thế sẽ ra sao. Trước khi xuống núi Quan Vũ nói với
Trương Liêu rằng:
- Tôi có ba điều giao ước. Nếu Thừa tướng nghe cho, tôi xin lập tức cởi giáp
lai hàng, nhược bằng không nghe tôi sẽ liều chết mà đánh.
Trương Liêu nói:
- Thừa tướng đại lượng khoan hồng, thế nào chắc ngài cũng nghe. Xin cho biết
ba điều ước.
Quan Vũ nói:
- Một là: Ta đã cùng Hoàng thúc lập thề cùng nhau giúp nhà Hán, nay ta chỉ
hàng vua nhà Hán, không hàng Tào Tháo. Hai là: Hai chị dâu ta phải được cấp
dưỡng theo bổng lộc của Hoàng thúc, nhất thiết người ngoài không ai được đến
cửa. Ba là: Hễ ta nghe thấy Hoàng thúc ở đâu, không quản trăm dặm nghìn dặm, lập
tức ta cáo từ, rồi đi theo. Ba điều ấy nếu thiếu một điều ta nhất định không
hàng, xin Văn Viễn mau mau về trình với Thừa tướng.
Trương Liêu thưa vâng, lên ngay ngựa về gặp Tào Tháo, trước hết nói việc hàng
Hán không hàng Tào. Tháo nói:
- Ta là tướng nhà Hán, Hán tức là ta. Việc ấy theo được.
Liêu lại xin cho hai phu nhân được hưởng lộc của Hoàng thúc và không ai được
vào đến cửa.
Tháo nói:
- Ta sẽ cấp cho gấp hai lương bổng của Hoàng thúc. Còn như việc nghiêm cấm
trong ngoài, vốn là gia pháp phải thế, việc gì phải nói nữa.
Liêu mới nói đến khoản thứ ba: Hễ khi nào biết tin Huyền Đức ở đâu, dù xa thế
nào cũng đi theo ngay.
Tháo lắc đầu nói:
- Thế thì ta nuôi Vân Trường để làm gì? Việc này khó theo đấy.
Liêu nói:
- Thừa tướng không nhớ lời bàn chúng nhân và quốc sĩ của Dự Nhượng ngày xưa
hay sao? Như Huyền Đức đãi Quan Vũ chẳng phục?
Tháo nói:
- Văn Viễn nói chí phải. Ta ưng cả ba điều.
Liêu vội lên núi bảo cho Quan Vũ biết. Quan Vũ nói:
- Đã đành như thế rồi, xin Thừa tướng hãy tạm lui binh, để tôi vào thành bẩm
với hai chị, rồi sau mới xin ra hàng.
Liêu về bẩm lại, Tháo liền truyền lệnh lui binh ba mươi dặm.
Quan Công dẫn vài mươi tên kỵ đến ra mắt Tào Tháo; Tháo ra ngoài cửa viên
tiếp vào. Quan Công xuống ngựa vào lạy. Tháo vội vàng đáp lễ. Quan Công
nói:
- Tôi là bại tướng, không bị giết, đội ơn ngài nhiều lắm.
Tháo nói:
- Tôi vốn mến Vân Trường là người trung nghĩa, nay được trông thấy, thực là
hả lòng mong mỏi bấy nay.
Quan Công nói:
- Văn Viễn bẩm cho ba việc, đã được Thừa tướng ưng cho, chắc là Thừa tướng
không sai lời.
Tháo đáp:
- Ta đã nói, quyết không thất tín.
Quan Công lại thưa:
- Nếu tôi biết đựơc Hoàng thúc ở đâu, dù lên thác xuống ghềnh, lặn sông, qua
lửa cũng phải đi theo. Bấy giờ sợ không kịp bái từ, xin Thừa tướng lượng thứ
cho.
Tháo đáp:
- Huyền Đức nếu còn sống, ông cứ đi theo. Nhưng chỉ sợ Huyền Đức mất trong
loạn quân rồi. Ông cứ yên tâm, nghe ngóng xem đã.
Quan Công lạy tạ. Tháo mở tiệc yến khoản đãi. Hôm sau rút quân về Hứa Xương.
Quan Công thu xếp xa trượng, mời hai chị lên xe, tự mình đi hộ vệ. Khi đi đường,
nghỉ ở quán dịch, Tháo muốn làm rối loạn lễ vua tôi, để Quan Công và hai chị dâu
cùng ở một nhà. Quan Công cầm đuốc đứng hầu ngoài cửa, từ tối đến sáng, sắc mặt
không lúc nào có dáng mỏi mệt. Tào Tháo thấy thế lại càng kính phục. Về đến Hứa
Xương, Tháo sai sửa sang một phủ để Quan Công ở. Quan Công chia một nhà làm hai
viện, viện trong sai mười người lính già canh cửa. Quan Công thì ở nhà ngoài.
Tháo dẫn Quan Công vào chầu vua Hiến Đế. Vua cho làm Thiên tướng quân; Quan Công
tạ ơn rồi về.
Hôm sau, Tháo mở tiệc lớn, hội cả mưu thần võ sĩ, lấy lễ khách đãi Quan Công,
mời lên ngồi trên; lại tặng gấm vóc và những đồ vàng bạc, Quan Công đem về nhờ
hai chị thu giữ.
Từ khi Quan Công đến Hứa Xương, Tháo đãi rất hậu. Ba ngày một tiệc nhỏ, năm
ngày một tiệc lớn; lại đưa mười người con gái đẹp để hầu. Quan Công đều đưa vào
nhà trong để hầu hai chị. Cứ ba ngày một lần đứng cửa ngoài chắp tay kính cẩn,
hỏi thăm sức khỏe hai chị.
My phu nhân hỏi han về tin tức Hoàng thúc, bao giờ hỏi xong cũng nói: – “Chú
cứ tùy tiện”. Bấy giờ Quan Công mới dám lui về.
Tháo nghe thấy thế lại càng kính phục lắm.
Một hôm thấy Quan Công mặc áo chiến bào bằng gấm xanh, đã cũ bạc. Tháo truyền
ngay lệnh đo mình Quan Công, may một chiếc chiến bào bằng gấm thực quý để tặng.
Quan Công lĩnh lấy, mặc vào trong, rồi lại lấy áo cũ mặc phủ ra ngoài.
Tháo cười mà nói rằng:
- Vân Trường hà tiện quá!
Quan công đáp:
-
Bẩm không phải là hà tiện. Áo cũ là của Lưu Hoàng thúc cho, tôi mặc ở ngoài như
nhìn thấy mặt anh, dám đâu vì cái mới của Thừa tướng ban cho mà quên cái cũ của
anh tôi đã cho từ trước, nên phải mặc áo cũ ra ngoài là thế.
Tháo khen:
-
Thực là nghĩa sĩ!
Miệng tuy khen, nhưng Tháo không bằng lòng.
Trong bụng, Quan Vũ đã quyết rời Tào, nhưng chưa đền được ơn đãi ngộ của Tào
Tháo nên Quan Vũ chưa đi. Đến khi Tào Tháo đánh nhau với Viên Thiệu, bị mất liền
hai viên tướng giỏi, vì Viên Thiệu có Nhan Lương và Văn Sú là hai tướng võ nghệ
cao cường, ngoài Quan Vũ ra thì không ai địch nổi. Khi Quan Vũ tế ngựa ra trận,
chỉ một lúc đã mang đầu Nhan Lương trở về. Hôm sau, quân Tào lại thua Văn Sú.
Quan Vũ lại mặc giáp ra trận và chỉ trong chớp mắt đã chém chết Văn Sú. Sau khi
đã lấy công đền ơn hậu đãi của Tào Tháo, Quan Vũ gói toàn bộ vàng bạc mà Tào
Tháo tặng cùng ấn tín hầu, trả Tào Tháo và đón hai phu nhân của Lưu Bị đi tìm
người anh kết nghĩa của mình. Trên đường đi, qua năm cửa ải, Quan Vũ đã chém
chết 6 tướng của Tào Tháo.Câu chuyện về lãnh đạo 336861

Các DN ngày nay đang đau đầu về nhân sự cao cấp. Những người thật sự có tài
không dễ tìm. Họ phải nhờ tới các Cty săn đầu người để có người tài. Nhưng các
Cty này chỉ có thể đảm bảo được về tài năng chứ không ai đảm bảo được về nhân
phẩm, lòng chung thuỷ. Tào Tháo đãi Quan Vũ tột bậc hậu hỹ. Ba ngày mở một tiệc
nhỏ, năm ngày mở một tiệc lớn, lên ngựa thưởng ba nén vàng, xuống ngựa thưởng
năm nén bạc, vậy mà Quan Vũ vẫn đi. Nếu tìm nhân sự cao cấp thì Quan Vũ thuộc
loại siêu cao cấp. Thường người tài giỏi xem tiền bạc không phải là to. Khi ra
đi, Quan Vũ đã trả lại tất cả vàng bạc mà Tào Tháo đã thưởng cho mình. Còn cái
chức Tín Đình Hầu được Hiến Đế phong cho chỉ làm một chức tước suông, vì chỉ có
chức mà không có quân, không có đất. Cái đuôi đa nghi và giả dối của Tào Tháo
lòi ra ở việc này. Nhiều DN đối đãi với nhân tài rất trọng thị nhưng họ vẫn bỏ
đi. Đối với người tài thì việc kiếm tiền không khó lắm. Ở đâu họ cũng sống được.
Vì thế, nếu chỉ dùng tiền để giữ nhân sự cao cấp thì không giữ được. Các nhân
tài rất trọng tín nghĩa. Vậy một người đa nghi và bất nghĩa như Tào Tháo, từng
giết sạch cả nhà Lã Bá Sa, từng giết cả hai mươi vạn quân Khăn Vàng, ném xuống
sông, làm cho nước sông không chảy được, thì làm sao có thể giữ được một người
trọng tín nghĩa như Quan Vũ.
Trước đây, nhân sự cao cấp của Trung Quốc chạy ra làm việc cho các Cty của
nước ngoài rất nhiều. Lúc đó, báo chí Trung Quốc không ngày nào không cảnh tỉnh
về việc chảy máu chất xám. Nếu Cty bị mất nhân sự cao cấp thì nguy cơ thua lỗ,
phá sản là rất lớn. Điều này các chủ DN trước hết chỉ có thể trách mình chứ
không trách được ai cả. Muốn có nhân tài, trước hết các chủ DN phải tự đòi hỏi
rất cao ở chính mình mà trước hết là năm chữ: “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín

giaduc

giaduc
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

9 kỹ năng mềm CẦN THIẾT





 

Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn,
một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao.
Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công
việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”.
Thế nào là những kỹ năng “mềm”?
Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không
mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt,
chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.
Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả
năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp có ấn tượng không?
Giải quyết các vấn đề có hiệu quả không? Đây chính là các dạng câu hỏi ưa dùng
để xác định được mức độ kỹ năng “mềm” của bạn.
Tại sao người sử dụng lao động lại quan tâm tới các kỹ năng
này?

Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên
cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng
công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”. Một cuộc nghiên cứu mới
đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu
cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp
giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.
Các kỹ năng “mềm”
Vì vậy, làm thế nào để bạn khám phá ra các kỹ năng này và tận dụng chúng một
cách tối đa? Sau đây là danh sách những tính cách “mềm” đặc trưng nhất và cách
thức để hoàn thiện chúng.
1. Có một quan điểm lạc quan
Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt
hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể
giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều
dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc,
đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.
Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay
thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng
công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm
việc tích cực và hiệu quả của bạn.
2. Hòa đồng với tập thể
Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc
tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể ko chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà
còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.
Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy
tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một
dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng
khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố
gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ
công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như
thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.
3. Giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao
tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục
người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.
Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày – có thể có những điều
bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp
của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người
khác:
- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
- Đừng tỏ ra bồn chồn
- Tránh những
chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ
- Đừng nói chuyện chỉ để nói,
hãy tập trung vào một vấn đề
- Phát âm một cách chính xác
- Sử dụng ngữ
pháp chuẩn thông thường
Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với
người đối thoại. Cũng đừng quên
rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là
biết lắng nghe.
4. Tỏ thái độ tự tin
Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự
tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời
tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng
không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ
được sự tự tin của mình.
5. Luyện kỹ năng sáng tạo
Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc
nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ
thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc
giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.
Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc
phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng
bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra
bạn đã từng thử nó.
6. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình
Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ
năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê
bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả
năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người
khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như
thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào
những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có
ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho
thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa
vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.
7. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác
Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có
là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là
bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp
dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.
Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm
để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt
qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích
chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng
chính tấm gương của mình.
8. Đa năng và ưu tiên những việc cần làm trong danh sách của
bạn

Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm
thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo
dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để
ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa
năng.
Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả
năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh
nghiệm hay các mối quan hệ mới.
9. Có cái nhìn tổng quan
Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các
yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn
và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải
xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một
cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà
còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó,
bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính
sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.
Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn
Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua
những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết
hợp cả hai kỹ năng này.

giaduc

giaduc
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

Quản lý thời gian hiệu quả





 

Hãy thử tưởng tượng một nhân viên chúi mũi từ sáng đến chiều viết 3 – 4 cái
tin hoặc biên tập 20 – 25 cái tin, có thể được chừng 50% chất lượng cao, nhưng
một Sếp giỏi không bao giờ “cưng” loại nhân viên chỉ cần cù như ong này.
Nếu như bạn thực sự nỗ lực nghiêm túc để nâng cao những kỹ năng quản lý thời
gian của bản thân mình thì sẽ thấy ngay sự khác biệt đáng kể trong cuộc
sống.
Những người quản lý thời gian hiệu quả sẽ có tư duy rành mạch hơn, rõ ràng
hơn, họ là những người sáng tạo hơn và làm việc tốt hơn. Chắc chắn như thế! Và
rõ ràng là họ sẽ có nhiều thời gian hơn để đào sâu nghiên cứu những vấn đề
chuyên ngành, hay đơn giản là làm những công việc riêng.
Thay đổi thói quen bây giờ cũng chưa muộn. Và cũng chẳng khó khăn gì. Dưới
đây là vài điểm để tham khảo:
1) Làm việc một cách có tổ chức:
Sắp đặt bàn làm việc gọn gàng với hệ thống hồ sơ, tài liệu riêng khoa học, có
lịch công tác chính cho cả khoảng thời gian dài với các công việc cụ thể hàng
ngày , và đừng quên một cái… sọt rác ở bên cạnh. Có thể sử dụng một số chương
trình trong máy tính để quản lý công việc, sành điệu một tý thì chơi PDA gắn
theo người (điện thoại di động thì không ghi đủ). Dọn sạch bàn làm việc mỗi ngày
bằng cách ghi lại các nhiệm vụ phải làm sắp tới (cùng các thông tin quan trọng)
vào lịch biểu trong máy tính. Đánh dấu những công việc ưu tiên hoặc vứt bỏ những
giấy tờ không cần dùng. Có thể ghi chú thêm thông tin trên những sticker nhỏ dán
trước mặt nhưng nhớ là các mẩu giấy này ngoài việc khiến cho bàn làm việc trông
không đẹp mắt còn có thể bị bay đi mất.
2) Lên kế hoạch trước:
Để đến đầu giờ sáng mới lên kế hoạch trong ngày là quá muộn. Hãy sắp xếp việc
thật cụ thể từ chiều hôm trước. Hãy tách riêng các công việc và xác định rõ việc
nào nên làm ngay hôm sau, việc nào nên làm trước trong tuần này, việc nào có thể
để lại. Đương nhiên, danh sách các công việc có thể thay đổi hàng ngày vì phát
sinh thêm việc mới.
3) Xác định ưu tiên:
Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần
linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói
“không” với những việc không phải là ưu tiên.
4) Biết rõ khi nào mình làm việc hiệu quả nhất:
Nếu thấy mình làm việc vào buổi sáng là hiệu quả nhất, tại sao lại không đưa
những công việc quan trọng vào buổi sáng? Những thời gian không phải là “đỉnh”
thì dành để làm những công việc mang tính chất thường nhật, kém hấp dẫn hơn.
Cũng có người thấy họ chỉ viết lách hiệu quả trong không gian yên tĩnh vào lúc…
nửa đêm. Cũng không phải thói quen xấu nhưng sẽ bất lợi vì nếu muốn hỏi han,
điện thoại thì chỉ có cách chờ đến sáng hôm sau.
5) Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại:
Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các
công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy
photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể.
6) Chia nhỏ:
Quản lý các dự án lớn bằng cách chia thành các phần nhỏ và dễ quản lý hơn.
Không ai dám tự nhận mình là “chuyên gia giải quyết chuyện lớn” và cũng không có
người nào thuộc loại chỉ để làm chuyện nhỏ. Đừng choáng ngợp trước những dự án
đồ sộ, hãy tách thành các tiểu dự án và sẽ thấy công việc đơn giản hơn.
7) Tập cho mình tính kỷ luật:
Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành
từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm
thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước,
sau đó tha hồ… dạo chơi.
Câu chuyện về lãnh đạo Icon_cool Vất vả
khi cần thiết, về sớm khi hết việc:
Làm việc hì hục quanh năm ngày tháng không có gì đáng khen. Khi công việc quá
nhiều thì có thể làm việc thâu đêm nhưng nếu thấy mình đã thực sự hoàn tất công
việc thì cứ “thiên nhiên” mà đi về sớm một chút. Về sớm khi đã hết việc không
phải là lỗi.
Sau khi đã làm tốt những bước trên đây thì có thể thực hiện các bước tiếp
theo đây, đảm bảo rằng “cả nhà ta” có thể quản lý hữu hiệu quỹ thời gian của
mình, và chỉ cần một khoảng thời gian hợp lý vẫn có thể đạt chất lượng công việc
cao.
Các bước tiếp theo cho phóng viên:
1) Dừng lại và suy nghĩ:
Sau khi được giao viết về một chủ đề nào đó, hãy dừng lại một chút để xem đâu
là cách tốt nhất để tiếp cận các nguồn tin và lấy được những thông tin “đắt”
nhất. Có thể xuất phát chậm hơn đồng nghiệp các báo khác một chút nhưng tóm được
nguồn tin tốt thì lại thành nhanh chân hơn, chứ cứ ào đi bất kể nơi nào mà gõ
cửa xin tin thì… xin lỗi.
2) Xác định rõ ưu tiên:
Lập một danh sách những việc cần làm để viết bài đó. Xác định ưu tiên trong
danh sách về mức độ khó khăn và bắt đầu bằng công việc khó khăn nhất. Học cách
xác định vấn đề nào là quan trọng để tập trung nhiều thời gian hơn, và cần phải
mạnh dạn bỏ những vấn đề vụn, không cần thiết để bài đỡ rườm ra, bản thân cũng
đỡ mất thời gian chạy loăng quăng.
3) Ghi rõ từng vấn đề cần câu trả lời:
Phát triển một chiến lược rõ ràng với những câu hỏi quan trọng. Tin tức ở đây
là gì, bối cảnh ra sao, ảnh hưởng thế nào và khía cạnh cong người của câu chuyện
là gì?
4) Ghi lại ngay những suy nghĩ của mình:
Nên có một cuốn sổ nhỏ trong túi. Nghĩ ra cái gì thì ghi lại ngay.
5) Gọi điện cho nguồn tin vào buổi sáng:
Lý do rất đơn giản: có khả năng sẽ nhận được phúc đáp vào buổi trưa hoặc đầu
giờ chiều. Nếu có thông tin ngay thì khỏi phải nói – tin xong sớm, nghỉ sớm.
6) Dành thời gian để trao đổi:
Hãy trao đổi về cách thức làm việc của mình với một biên tập viên có kinh
nghiệm. Họ có thể giúp đi đúng hướng, đỡ mất công chạy quanh.
Quản lý công việc quá bận rộn này để có thời gian tập trung vào các giá trị
và ưu tiên khác trong cuộc sống không phải là việc đơn giản. Cần có thời gian để
bỏ những thói quen xấu và thử những thói quen tốt hơn

dragon

dragon
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực

Háo danh khó thành sếp giỏi


 


  


 


 


 


Nhiều người quan niệm rằng
"chức vị hay chức danh tạo ra vai trò lãnh đạo", quan niệm này bị
giới chuyên gia đánh giá là hoàn toàn sai lầm.


 


 


Chủ tịch một tập đoàn có
tiếng ở Mỹ nhận xét: “Thước đo thật sự của vai trò lãnh đạo chính là tầm ảnh
hưởng". Nếu một ai đó nghĩ rằng chỉ có thể lãnh đạo được nếu họ được giữ
vị trí đứng đầu là họ đang ngộ nhận về chức vị.


 


Những đối tượng này khi bố
trí vào một nhóm cùng thực hiện công việc, họ sẽ cảm thấy bức bối nếu không
được cấp cho một chức danh hay địa vị nào đó. Mục đích có được chức vị đối với
họ không ngoài mục đích để những thành viên khác biết mình là người lãnh đạo.


 


Thay vì cố gắng xây dựng mối
quan hệ với mọi người và gây ảnh hưởng một cách tự nhiên, họ chờ cấp trên trao
quyền hành và cấp chức danh. Một thời gian sau, họ lại rơi vào trạng thái không
hài lòng về vị trí hiện tại và càng ngày càng cảm thấy khó chịu. Cuối cùng, họ
quyết định thay đổi môi trường, tìm kiếm nhóm cộng sự khác, nhà lãnh đạo khác
và một tổ chức khác.


 


Dưới đây là 5 cấp độ ghi nhận
các động thái phát triển vai trò của một lãnh đạo từ cao xuống thấp:


 


1. Mọi người đi theo bạn vì
họ phải theo. Tầm ảnh hưởng của bạn sẽ không vượt quá giới hạn trong công việc.
Nếu bạn ở cấp độ này càng lâu, tỷ lệ xin nghỉ việc càng cao và tinh thần làm
việc càng xuống thấp.


 


2. Sự chấp thuận: Mọi người
đi theo bạn vì họ muốn. Nhân viên làm việc cho bạn không chỉ vì chức danh bạn
đang nắm giữ. Cấp độ này tạo không khí làm việc vui vẻ, tự nguyện. Tuy nhiên,
nếu duy trì quá lâu ở cấp độ này mà không tiến triển, bạn sẽ khiến những người
làm việc tận tụy vì mình cảm thấy sốt ruột.


 


3. Kết quả: Mọi người đi theo
bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức. Ở cấp độ này, hầu hết mọi người đều có
thể cảm nhận được thành công. Họ yêu quý bạn và những gì bạn đang làm. Đó là
động lực giúp bạn dễ dàng giải quyết mọi vấn đề.


 


4. Phát triển con người: Mọi
người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ. Sự tăng trưởng dài hạn diễn ra
ở cấp độ này. Sự tận tụy phát triển lãnh đạo sẽ đảm bảo sự phát triển liên tục
cho tổ chức và cá nhân. Hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể để đạt được và duy trì
ở cấp độ này.


 


5. Vĩ nhân: Vai trò lãnh đạo
thể hiện ở sự kính trọng của nhân viên, những cộng sự trong một môi trường làm
việc. Mọi người đi theo bạn vì con người bạn và điều bạn đại diện. Cấp độ này
dành cho những lãnh đạo dành nhiều thời gian phát triển con người và tổ chức.
Trên thực tế, rất ít người đạt được cấp độ này. Người đạt được cấp độ này là
người xuất chúng.


 


Theo giới chuyên gia, có rất
nhiều yếu tố tác động đến khả năng lãnh đạo. Bạn phải tạo ra quyền lãnh đạo với
mỗi người bạn gặp. Bạn ở vị trí nào trên các cấp độ lãnh đạo phụ thuộc vào
“tiền sử mối quan hệ” giữa bạn với người đó. Với mỗi người, bạn phải xuất phát
từ cấp độ dưới cùng trong năm cấp độ lãnh đạo.


 


Cấp độ đầu tiên là chức vị.
Bạn chỉ có ảnh hưởng khi bạn có chức vị. Chức vị của bạn có thể là công nhân
dây chuyền sản xuất, trợ lý hành chính, nhân viên bán hàng, quản đốc, trợ lý
giám đốc... Từ vị trí đó, bạn có quyền hành nhất định đi kèm với chức danh.
Nhưng nếu bạn chỉ sử dụng chức vị để lãnh đạo mọi người và không làm gì thêm để
tăng tầm ảnh hưởng của mình, thì mọi người đi theo bạn chỉ vì họ phải theo.


 


Nếu bạn tiến lên cấp độ thứ
hai, bạn bắt đầu lãnh đạo vượt ra ngoài chức vị vì bạn đã xây dựng được mối
quan hệ với những người mà bạn muốn lãnh đạo. Bạn đối xử tử tế với họ. Bạn tôn
trọng họ với tư cách là con người. Bạn quan tâm đến họ, chứ không chỉ quan tâm
đến công việc họ làm cho bạn hay cho tổ chức. Bởi vì bạn quan tâm đến họ, nên
họ bắt đầu tin tưởng bạn hơn. Kết quả là họ đồng ý để bạn lãnh đạo họ, hay nói
cách khác, họ bắt đầu đi theo bạn vì họ muốn.


 


Cấp độ thứ ba là cấp độ định
hướng kết quả. Nhờ những thành tựu bạn đạt được trong công việc, bạn tiến lên
cấp độ này trong vai trò lãnh đạo cùng với những người khác. Nếu bạn đóng góp
vào thành công của những người mà mình lãnh đạo, họ sẽ ngày càng tin tưởng vào
vai trò lãnh đạo của bạn. Họ đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức.


 


Để đạt đến lãnh đạo cấp độ
thứ tư, bạn phải tập trung phát triển những người khác. Vì thế, cấp độ này được
gọi là cấp độ phát triển con người. Bạn toàn tâm toàn ý với các cá nhân bạn
lãnh đạo: hướng dẫn, giúp đỡ, phát triển kỹ năng và bồi dưỡng năng lực lãnh đạo
của họ. Thực chất, việc bạn đang làm là tái tạo vai trò lãnh đạo. Bạn trân
trọng, gia tăng giá trị cho họ. Ở cấp độ này, họ đi theo bạn vì những điều bạn
làm cho họ.


 


Cuối cùng, cấp độ thứ năm là
cấp độ vĩ nhân. Tuy nhiên, đây là cấp độ không phải cứ nỗ lực hết mình là có
thể đạt đến được. Bởi vì cấp độ này không nằm trong tầm kiểm soát của bạn mà do
người khác quyết định. Họ đưa bạn tới cấp độ này sau một thời gian dài bạn lãnh
đạo họ cực kỳ xuất sắc qua bốn cấp độ lãnh đạo. Bạn đã có được uy tín của một
lãnh đạo cấp độ thứ năm.

ruounutchuoi


Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Hay, hay, thanks bạn, hy vọng khi làm lãnh đạo, tôi sẽ phải học thuộc bản này. Còn bây giờ đang là thảo dân nhưng cũng thấy nó rất bổ ích. Tiếp tục phát huy nhé ông bạn. Câu chuyện về lãnh đạo Icon_biggrin

giaduc

giaduc
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

bạn cứ khen nó mai nó lại gửi cà thư "" Tình nữa đó ""

AnhTuanIF

AnhTuanIF
Thành viên tâm huyết
Thành viên tâm huyết

:p Razz Razz

dragon

dragon
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực

giaduc đã viết:bạn cứ khen nó mai nó lại gửi cà thư "" Tình nữa đó ""


Bạn chó gì thế mà kêu thân,chán chả buồn chết không động viên bạn thì thôi nó còn chửi bạn nữa đúng là bạn đểu khà khà!

dragon

dragon
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực

ruounutchuoi đã viết:Hay, hay, thanks bạn, hy vọng khi làm lãnh đạo, tôi sẽ phải học thuộc bản này. Còn bây giờ đang là thảo dân nhưng cũng thấy nó rất bổ ích. Tiếp tục phát huy nhé ông bạn. Câu chuyện về lãnh đạo Icon_biggrin



Bác cứ quá khen em chỉ là ngu dân thấy trên mạng hay hay học cái thằng bạn giaduc chép trộm chơi, dù sao cũng thank bác cái đã ủng hộ cái thằng bạn đểu của em.

giaduc

giaduc
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình



Để làm một nữ lãnh đạo tốt





Khi nữ làm lãnh đạo, họ có kỹ năng giao tiếp tốt, quan tâm tới khách hàng, quyết định trực giác, làm việc nhiệt tình, tạo ra môi trường làm việc tốt và quan tâm tới nhân viên. Nhiều nghiên cứu cho biết phụ nữ làm lãnh đạo tốt hơn nam giới vì sống hơi thiên về tình cảm nhưng họ làm việc rất có phương pháp và rất kiên nhẫn, hơn hẳn các đồng nghiệp nam.

Tuy nhiên, một bản tính cố hữu ở phụ nữ làm quản lý là rất tình cảm, quá nhạy cảm không đưa ra được những quyết định cứng rắn và đôi khi là yếu đuối. Ngoài ra người ta cũng thường cho rằng phụ nữ làm lãnh đạo thường quá cẩn thận. Do đó, để trở thành một nữ lãnh đạo giỏi và nổi bật, bạn nên chú ý tránh một số yếu điểm sau đây:

Luôn cho mình là đúng

Chẳng ai muốn mình sai. Đôi khi phụ nữ lại quá quan tâm tới việc bảo vệ quan điểm của mình đến nỗi quên mất rằng cách thể hiện của mình có thể xúc phạm tới người khác. Là một nhà quản lý, bạn cần phải biết hành động của mình ảnh hưởng tới người khác thế nào và họ phản ứng ra sao. Do đó, ta cần cởi mở hơn, không nên sợ mắc sai lầm. Ngoài ra ta cần biết lắng nghe vì bất kể nam hay nữ đều có thể đóng góp những ý tưởng thú vị.

Dạy đồng nghiệp phải rộng lượng

Phụ nữ có bản năng luôn tìm kiếm cái tốt của người khác và chính họ đã bổ sung điều này vào giới kinh doanh. Như vậy không có nghĩa là bạn trở thành Đức mẹ Teresa. Một cơ quan với nhiều quy định và những lời phân tích nhẹ nhàng, thông minh không còn là điều mới lạ trong giới kinh doanh. Phụ nữ có vẻ rất sẵn sàng đưa những khái niệm này vào thực tế. Đây là điểm giúp sếp nữ vượt hẳn sếp nam.

Quan tâm tới đồng nghiệp nam

Phụ nữ thường muốn tiếp xúc với đồng nghiệp nữ nhiều hơn. Như vậy chưa đủ, họ cần phải hiểu đồng nghiệp nam, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh của mình.

Đừng lảng tránh sự nổi tiếng

Không nhiều phụ nữ, kể cả nam giới muốn phát biểu trước đám đông. Cần chuẩn bị trước để chủ động khi có cơ hội đưa ra ý kiến. Đây là một mẹo để trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực hoạt động của bạn và cũng để nổi bật hơn những đồng nghiệp nam. Nếu bạn cảm thấy sợ thì cần phải luyện tập để tạo dựng lòng tin cho mình.

Tìm hiểu đối thủ

Bạn cần quan sát tất cả những người tham gia cuộc chơi xem họ đang làm gì. Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu và tiếp cận đối thủ. Đây là cách tốt nhất để giảm bớt cạnh tranh. Khi tiếp cận được đối thủ, trao đổi một số thông tin biết đâu bạn lại có thể biến họ thành đồng minh thay vì luôn phải đối đầu với họ.

Không mang chuyện nhà tới cơ quan

Chẳng ai muốn nghe về những vấn đề của gia đình bạn vì thế hãy cứ để chúng ở nhà. Luôn thận trọng với những điều bạn nói với đồng nghiệp hay sếp, đừng bao giờ tạo một ấn tượng mà bạn không thể cân bằng hay đương đầu với những trách nhiệm của mình. Bạn cũng đừng quên để các vấn đề cơ quan ở cơ quan. Phụ nữ làm quản lý luôn muốn hoàn thiện. Khi về nhà, tâm trí vẫn cứ ở văn phòng. Nam giới lại có thể rũ bỏ hết.

Kiểm soát tình cảm

Phụ nữ đôi lúc không giấu được tình cảm, đặc biệt là khi bị thất vọng hoặc đau khổ. Nhưng bạn phải nhớ rằng chẳng ai nợ nần gì bạn và họ có quyền tự do làm những gì họ muốn. Không nên để cho tình cảm chi phối đánh giá của mình. Đưa ra những mục tiêu cụ thể và thực tế. Nếu như bạn biết tôn trọng người khác thì người khác cũng sẽ tôn trọng bạn

biettaochuachungmay

biettaochuachungmay
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ

Để trở thành người lãnh đạo chân chính







Ngoài những mặt tiêu cực thì cuộc khủng hoảng tài chính cũng là một dịp tốt để kiểm tra phẩm chất lãnh đạo của những người làm công tác quản lý, chỉ đạo ở tất cả các cấp. Cuộc khủng hoảng cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ lại những nguyên tắc cần thiết của một nhà lãnh đạo chân chính.



Trên cơ sở nghiên cứu cuộc khủng hoảng hiện tại và các cuộc khủng hoảng trước đây, Tiến sỹ Triết học và chuyên gia về các vấn đề văn hóa ứng xử trong kinh doanh Bruce Weinstein đã đưa ra những nguyên tắc vàng làm kim chỉ nam hành động dành cho tất cả những ai muốn trở thành một nhà lãnh đạo chân chính.



Bruce Weinstein, chuyên gia trụ cột của tạp chí Businessweek và là khách mời thường xuyên trên các kênh truyền hình Mỹ như Today Show, Good Morning America, cho rằng các nguyên tắc liệt kê dưới đây có thể hữu dụng đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, không phụ thuộc vào vị trí chức vụ họ đang nắm giữ, từ người lãnh đạo cao nhất của một tập đoàn đến giám đốc ngân hàng hay chỉ đơn thuần là một nhân viên “thường thường bậc trung”. Điều cốt yếu là quyết định của họ có ảnh hưởng tới lợi ích của người khác. Theo Bruce Weinstein, chỉ dựa vào những nguyên tắc dưới đây mới có thể trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc:



1. Cái gì tốt cho người thì cũng tốt cho mình



Trong khi các nhân viên của công ty bị rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc đối mặt với nguy cơ giảm lương thì việc người lãnh đạo vẫn giữ cho mình một mức lương cao và các khoản phụ cấp trách nhiệm khác là điều không gây được ấn tượng tốt đẹp. Hãy thử hình dung trong mắt những người đang bị giảm lương bạn sẽ là người thế nào? Bruce Weinstein khuyên các nhà lãnh đạo nên theo tấm gương của ông Michael J Kneeland, giám đốc tập đoàn cho thuê thiết bị lớn bậc nhất thế giới United Rentals, người đã tình nguyện cắt giảm 20% lương của cá nhân trong cơn khủng hoảng.



2. Hiểu biết sản phẩm



Theo một kết quả nghiên cứu của tạp chí The Wall Street Journal, chính việc các nhà đầu tư sẵn sàng bán hoặc mua các sản phẩm tài chính (cổ phần, cổ phiếu, giấy tờ có giá...) trong khi không hoàn toàn hiểu hết về giá trị của chúng là nguyên nhân góp phần gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế mà thế giới đang phải đối mặt. Hiện nay, thật khó có thể tin được rằng các hợp đồng mua bán trị giá lên đến nhiều triệu đô lại được thực hiện giữa những người không biết tường tận việc họ đang bán hoặc mua cái gì. Nhưng, đó là điều có thật trên thực tế. Nếu cứ nhìn vào các hợp đồng này thì người ta có thể thấy rằng tiền có thể được làm ra từ...không khí, nhưng lại không ai chịu bỏ công sức ra tìm hiểu điều gì thực sự đang xảy ra. Mà giả sử có ai đó hiểu chút ít thì cũng không đủ dũng cảm đứng lên tuyên bố về những nghi ngờ của mình. Nói gì thì nói, hiểu biết sản phẩm không phải là việc làm quá khó khăn đòi hỏi những nỗ lực phi thường. Nhưng, hiểu biết sản phẩm mà bạn đang thực hiện là trách nhiệm của bạn trước công ty, trước đồng nghiệp, khách hàng và cả chính bản thân bạn.



3. Chiến thắng bằng mọi giá là chiến lược của những người thất bại



Ngay từ ngày còn bé tất cả chúng ta đã được dạy rằng muốn người khác đối xử với mình như thế nào thì trước hết phải đối xử với họ như vậy. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo trong kinh doanh đã quên mất nguyên tắc này. Thay vào đó, họ lại hành xử theo một nguyên tắc hoàn toàn khác: “Đoạt lấy tất cả những gì có thể bằng mọi giá”. Bạn hãy thử quan sát các công ty cho vay tín dụng và tự ý đơn phương thay đổi mức lãi xuất mà không giải thích nguyên nhân. Có thể họ chỉ không muốn đánh mất lợi thế cạnh tranh, nhưng bằng cách ứng xử này, họ đang chơi một trò chơi ngu ngốc. Vì thế, những cách hành xử như vậy là hạ sách, không trung thực, đặc biệt xấu trong kinh doanh. Thêm nữa, nó sẽ làm gia tăng sự kiểm soát và điều chỉnh từ phía nhà nước. Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn hiểu rằng họ không thể tự điều chỉnh kinh doanh của mình một cách độc lập mà luôn có ai đó phản ứng tức thời.



4. Hãy nói sự thật



Người lãnh đạo công ty cần phải trung thực với các cổ đông trong tất cả các vấn đề các cổ đông cảm thấy không yên tâm. Một trong những vấn đề như vậy là... tình hình sức khỏe của lãnh đạo. Ví dụ là Stiv Jobs đã từng tuyên bố rất thẳng thắn rằng ông sẽ đi nghỉ dài hạn theo chỉ dẫn của bác sỹ. Mặt dù trước đó ông cũng đã từng tiết lộ rằng gặp vấn đề với hóc môn nhưng lại có tin đồn rằng đó là bệnh ung thư ông đã từng điều trị cách đây vài năm nay tái phát. Sau khi tin đồn này bung ra, cổ phiếu của Apple đã ngay lập tức giảm 10%. Mặc dù vậy, Jobs cũng đã hành động đúng. Nhà lãnh đạo trung thực là người dám minh bạch tình trạng sức khỏe của mình cũng như mọi vấn đề khác có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.



5. Ngăn chặn thiệt hại



Khi bạn tiên lượng được rằng quyết định của bạn có thể gây thiệt hại cho người khác nhưng vẫn quyết định thông qua thì bạn là người vô trách nhiệm và ngu ngốc. Việc này cũng tương tự như người muốn làm giàu bằng cách cho vay nặng lãi đối với những con nợ không có khả năng hoàn trả. Những người “láu cá” trong kinh doanh không nhận thức được rằng “ngọn gió” mà họ gieo sẽ có ngày gom thành bão và quay lại đổ sập xuống chính đầu họ. Hậu quả nhãn tiền ở đây sẽ có thể là nguy cơ phá sản, khánh kiệt, mất danh dự, uy tín, thậm chí còn phải ngồi tù. Người lãnh đạo xuất sắc luôn hiểu được rằng ngăn chặn những tác hại có thể gây ra với khách hàng là việc làm vừa mang tính trách nhiệm vừa là chính sách thông minh, dài hạn trong kinh doanh.



6. Không lợi dụng đục nước béo cò.



Lợi dụng hoàn cảnh để kiếm món lợi nhỏ là hành vi không bao giờ gắn với nhà lãnh đạo chân chính. Năm 2008, sau trận cuồng phong đổ vào nước Mỹ, các công ty kinh doanh xăng dầu đã tăng vọt giá xăng, và hành động này không khác gì hành vi gian lận giá. Trước mắt, họ có thể thu được khoản lợi nhuận lớn, nhưng điều gì sẽ xảy ra sau này? Ở NewYork, hàng tá công ty đã bị phạt những khoản rất lớn vì gian lận giá sau trận bão Catrina. Hình phạt thích đáng luôn luôn tìm đúng kẻ gian lận.



7. Không hứa suông



Không hứa suông gồm cả việc thực hiện nghiêm túc những gì đã hứa trước đó. Trên thực tế, có rất ít những tình huống buộc chúng ta không thể thực hiện lời hứa. Vì thế, giữ lời là một trong những cách quan trọng nhất khiến người khác tôn trọng bạn. Tháng 3/2008, nhà sản xuất đồ uống Dr Pepper đã hứa sẽ cung cấp miễn phí các lon nước muối khoáng cho tất cả những ai hiện ở Mỹ nếu Album được mong đợi của nhóm Guns ´n´ Roses được phát hành trước cuối năm. Album này ra mắt vào tháng 11, nhưng công ty trên không thể thực hiện lời hứa của mình. Sau đó, thái độ của người Mỹ đối với công ty này như thế nào thì ai cũng rõ. Từ đây rút ra một điều là các nhà lãnh đạo tốt luôn biết cách hành xử cẩn trọng và chỉ hứa khi có khả năng thực hiện. Nếu không, bạn sẽ không thể giữ lời.



8. Chịu trách nhiệm với những lỗi lầm gây ra



Ngay cả những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất cũng không thể không mắc sai lầm. Nhưng điểm khác biệt là họ luôn biết đưa ra lời xin lỗi và làm tất cả những gì có thể để bù đắp thiệt hại đã gây ra. Một ví dụ cụ thể là khi xảy ra vụ xì căng đan liên quan đến việc sử dụng thuốc nhuộm chứa chì trong sản xuất đồ chơi, Tổng Giám đốc công ty Mattel Robert Eckert đã đứng ra xin lỗi Ủy ban Thượng viện và thừa nhận rằng công ty của ông đã phạm lỗi khi không kiểm soát đầy đủ các chi nhánh tại Trung Quốc khiến đồ chơi sản xuất tại đây không đáp ứng các yêu cầu an toàn của Mỹ. Đồng thời đưa ra lời hứa sẽ nỗ lực hợp tác với Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng. Qua đây có thể thấy rằng Robert Eckert không chỉ rất khó khăn khi dám đứng ra xin lỗi và thừa nhận sai lầm trước công luận, mà còn cho thấy ông đã hành xử như một nhà lãnh đạo thực thụ.



9. Một mặt người hơn mười mặt của



Câu nói nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge: “Điều quan trọng nhất đối với nước Mỹ là kinh doanh” được trích dẫn khá thường xuyên nhưng lại bị trích dẫn sai. Nguyên văn của câu nói là: “Điều quan trọng nhất đối với người Mỹ là kinh doanh”. Tuy nhiên, câu nói ông bổ sung thêm sau đó cũng không kém phần quan trọng thì lại ít được trích dẫn: “Tất nhiên, sự tích lũy tài sản không phải là mục đích chính của sự tồn tại”. Nếu như nhà lãnh đạo này cũng được nghe đồng thời và đầy cả hai câu nói này thì có thể chúng ta đã không phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hiện nay. Tiền bạc tự thân nó không có giá trị gì, nó chỉ có giá thông qua cái mà chúng ta có được nhờ nó. Từ phương diện của nhà lãnh đạo chân chính, điều này có nghĩa là mục đích cao cả nhất của kinh doanh (và có thể là cả cuộc sống) không nằm ở việc tích lũy tài sản mà là ở việc tạo ra lợi ích cho tất cả mọi người.



10. Hãy là người tốt bụng nhưng không phải theo kiểu ban ơn từ trên xuống



Điều gì là giá trị đích thực trong cuộc sống? Đấy là sự tồn tại xứng đáng của con người. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo tài năng luôn mong muốn thực hiện sứ mệnh của mình nhưng không phải bằng cách xâm hại đến lợi ích của người khác. Nhưng, một số nhà lãnh đạo thực sự đang gặp phải một bài toán khó là sa thải nhân viên. Mặc dù trở thành người thông báo tin xấu là việc rất khó nhưng nhà lãnh đạo chân chính cần phải thực hiện một cách phân minh, không hạ thấp phẩm giá của những người họ cần sa thải.



11. Một nguyên tắc tối quan trọng cuối cùng: Bạn chính là sự nghiệp của bạn



Nếu bạn yêu công việc của mình thì bạn là người may mắn. Nhưng nếu quá say mê đến mức “điên dại” thì đó lại là điều xấu. Nếu bạn để công việc choán hết cả thời gian sống của bạn thì đã đến lúc bạn phải đứng sang một bên và nhìn lại các ưu tiên. Cho dù bạn có hài lòng bao nhiêu đi chăng nữa thì sự sự nghiệp của bạn cũng không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Các nhà lãnh đạo chân chính luôn tìm được thời gian cho gia đình, bạn bè và sự phát triển cá nhân. Họ luôn biết đó mới là ý nghĩa đích thực của cuộc sống.



Nhà lãnh đạo chân chính, dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều phải dựa vào năm nguyên tắc có tính chất nền tảng rất quan trọng là: mang lại lợi ích, tự hoàn thiện bản thân, tôn trọng người khác, trung thực và có tình yêu đối với công việc. Như Piter Druker đã từng nói nếu chỉ biết làm đúng không thôi thì chưa đủ. Quan trọng là phải biết làm những việc đúng đắn nữa. Nhà lãnh đạo tài năng không chỉ nghĩ về việc làm sao để đạt được mục đích của mình mà còn biết mục đích đó có thực sự đáng để vươn tới hay không

biettaochuachungmay

biettaochuachungmay
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ

Các nguyên tắc lãnh đạo hiệu quả







Lãnh đạo là một nghệ thuật và người lãnh đạo là một người nghệ sĩ trước nhân viên của mình. Có thể bạn sinh ra đã có tố chất của một nhà lãnh đạo nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc bạn cần học tập và rèn luyện các nguyên tắc chuẩn mực. Các nguyên tắc để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba được đúc kết từ khóa học theo phương pháp đào tạo trực tuyến Elearning của VietnamLearning sau đây sẽ là một gợi ý để bạn thực hiện nhiệm vụ đó:



Duy trì một tầm nhìn rõ ràng: Doanh nghiệp hay tổ chức của bạn cũng giống như một con tàu trên chuyến hành trình dài đầy sóng gió. Mỗi nhân viên của bạn là những người thủy thủ và bản thân bạn là người thuyền trưởng. Để lãnh đạo con tầu vượt đại dương bạn cần truyền cho những thủy thủ của mình một tầm nhìn rõ ràng. Lãnh đạo không thể đưa ra một tầm nhìn hay bản thân bạn không thể thuyết phục được nhân viên của mình đi theo tầm nhìn đó thì thật khó để bạn đi đến thành công.



Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Nhân viên có gắn bó lâu dài với tổ chức hay không một phần là phụ thuộc vào yếu tố môi trường, văn hóa doanh nghiệp do tổ chức đó xây dựng. Để tạo dựng được một văn hóa doanh nghiệp tích cực đòi hỏi bạn phải nỗ lực kiên trì 5 đến 10 năm. Nhưng khi đã có văn hóa doanh nghiệp thì đó là sự đảm bảo để doanh nghiệp của bạn trường tồn và người lãnh đạo có thể giữ được những nhân viên tốt nhất của mình.



Quyết đoán trong lãnh đạo và điều hành: Lãnh đạo giỏi cần có sức mạnh, đó là nguyên tắc bất di bất dịch trong quản lý. Bạn cần phải thể hiện cho nhân viên của mình thấy bạn có đầy đủ khả năng và mạnh mẽ như thế nào mỗi khi cần thiết. Trong công tác điều hành người lãnh đạo cũng cần quyết đoán và dứt khoát mỗi khi ra quyết định. Hãy để nhân viên của bạn thấy khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và quyết đoán của bạn ra sao. Mọi sự chậm trễ hay chần chừ trong quá trình ra quyết định, điều hành tổ chức sẽ khiến uy tín của bạn giảm sút nhanh chóng trong con mắt nhân viên dưới quyền.



Lãnh đạo phải làm gương: Thực tế hiện nay có nhiều nhà lãnh đạo thực hiện nguyên tắc này trong công tác điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó thói quen của nhân viên thường bắt chước những hành vi của lãnh đạo. Bạn là tấm gương phản chiếu những gì mà bạn muốn thấy ở nhân viên của mình. Bạn muốn nhân viên của mình làm việc chăm chỉ, đam mê và nhiệt huyết với công việc thì chính bản thân bạn phải thể hiện cho nhân viên của mình thấy được những điều đó.



Luôn động viên khích lệ nhân viên: Người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng những người giỏi hơn mình, người lãnh đạo xuất sắc là người luôn biết động viên để nhân viên cấp dưới có thể thể hiện toàn bộ khả năng của mình cống hiến cho tổ chức. Là một người lãnh đạo, bạn cần xây dựng một chính sách động viên nhân viên của bạn phù hợp. Hãy đừng ngại khi tôn vinh những nhân viên giỏi hơn mình, hãy để nhân viên của bạn đảm nhận những công việc mà họ có thể làm tốt nhất.



Xây dựng các mối quan hệ tích cực nơi làm việc: Mối quan hệ với đồng nghiệp, kỹ năng giao tiếp nơi công sở là một phần rất quan trọng của lãnh đạo. Bạn hãy xây dựng nơi làm việc của bạn như một gia đình với những nguyên tắc làm việc kỷ luật cao. Hãy để nhân viên của bạn cảm thấy họ đang được sống trong một đại gia đình thứ hai của mình. Hãy đầu tư cho nhân viên của bạn được theo học các chương trình đào tạo để phát triển khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình và kỹ năng làm việc nhóm của họ.



Xây dựng và làm việc theo kế hoạch: Một người lãnh đạo tốt cần luôn biết xây dựng và làm theo kế hoạch được đặt ra. Bạn cần là tấm gương cho nhân viên của mình thấy về một con người mà họ cần học trong quá trình làm việc. Bạn không được phép dễ dãi với chính bản thân mình. Hãy luôn là người có hiệu quả làm việc theo kế hoạch cao nhất. Bạn cũng cần kiểm tra và giám sát kế hoạch của những nhân viên của mình. Thay vì lãnh đạo về mặt thời gian bạn hãy chuyển sang lãnh đạo theo mục tiêu cho những nhân viên dưới quyền của mình.

toanthang76

toanthang76
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

biettaochuachungmay đã viết:Các nguyên tắc lãnh đạo hiệu quả







Lãnh đạo là một nghệ thuật và người lãnh đạo là một người nghệ sĩ trước nhân viên của mình. Có thể bạn sinh ra đã có tố chất của một nhà lãnh đạo nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc bạn cần học tập và rèn luyện các nguyên tắc chuẩn mực. Các nguyên tắc để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba được đúc kết từ khóa học theo phương pháp đào tạo trực tuyến Elearning của VietnamLearning sau đây sẽ là một gợi ý để bạn thực hiện nhiệm vụ đó:



Duy trì một tầm nhìn rõ ràng: Doanh nghiệp hay tổ chức của bạn cũng giống như một con tàu trên chuyến hành trình dài đầy sóng gió. Mỗi nhân viên của bạn là những người thủy thủ và bản thân bạn là người thuyền trưởng. Để lãnh đạo con tầu vượt đại dương bạn cần truyền cho những thủy thủ của mình một tầm nhìn rõ ràng. Lãnh đạo không thể đưa ra một tầm nhìn hay bản thân bạn không thể thuyết phục được nhân viên của mình đi theo tầm nhìn đó thì thật khó để bạn đi đến thành công.



Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Nhân viên có gắn bó lâu dài với tổ chức hay không một phần là phụ thuộc vào yếu tố môi trường, văn hóa doanh nghiệp do tổ chức đó xây dựng. Để tạo dựng được một văn hóa doanh nghiệp tích cực đòi hỏi bạn phải nỗ lực kiên trì 5 đến 10 năm. Nhưng khi đã có văn hóa doanh nghiệp thì đó là sự đảm bảo để doanh nghiệp của bạn trường tồn và người lãnh đạo có thể giữ được những nhân viên tốt nhất của mình.



Quyết đoán trong lãnh đạo và điều hành: Lãnh đạo giỏi cần có sức mạnh, đó là nguyên tắc bất di bất dịch trong quản lý. Bạn cần phải thể hiện cho nhân viên của mình thấy bạn có đầy đủ khả năng và mạnh mẽ như thế nào mỗi khi cần thiết. Trong công tác điều hành người lãnh đạo cũng cần quyết đoán và dứt khoát mỗi khi ra quyết định. Hãy để nhân viên của bạn thấy khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và quyết đoán của bạn ra sao. Mọi sự chậm trễ hay chần chừ trong quá trình ra quyết định, điều hành tổ chức sẽ khiến uy tín của bạn giảm sút nhanh chóng trong con mắt nhân viên dưới quyền.



Lãnh đạo phải làm gương: Thực tế hiện nay có nhiều nhà lãnh đạo thực hiện nguyên tắc này trong công tác điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó thói quen của nhân viên thường bắt chước những hành vi của lãnh đạo. Bạn là tấm gương phản chiếu những gì mà bạn muốn thấy ở nhân viên của mình. Bạn muốn nhân viên của mình làm việc chăm chỉ, đam mê và nhiệt huyết với công việc thì chính bản thân bạn phải thể hiện cho nhân viên của mình thấy được những điều đó.



Luôn động viên khích lệ nhân viên: Người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng những người giỏi hơn mình, người lãnh đạo xuất sắc là người luôn biết động viên để nhân viên cấp dưới có thể thể hiện toàn bộ khả năng của mình cống hiến cho tổ chức. Là một người lãnh đạo, bạn cần xây dựng một chính sách động viên nhân viên của bạn phù hợp. Hãy đừng ngại khi tôn vinh những nhân viên giỏi hơn mình, hãy để nhân viên của bạn đảm nhận những công việc mà họ có thể làm tốt nhất.



Xây dựng các mối quan hệ tích cực nơi làm việc: Mối quan hệ với đồng nghiệp, kỹ năng giao tiếp nơi công sở là một phần rất quan trọng của lãnh đạo. Bạn hãy xây dựng nơi làm việc của bạn như một gia đình với những nguyên tắc làm việc kỷ luật cao. Hãy để nhân viên của bạn cảm thấy họ đang được sống trong một đại gia đình thứ hai của mình. Hãy đầu tư cho nhân viên của bạn được theo học các chương trình đào tạo để phát triển khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình và kỹ năng làm việc nhóm của họ.



Xây dựng và làm việc theo kế hoạch: Một người lãnh đạo tốt cần luôn biết xây dựng và làm theo kế hoạch được đặt ra. Bạn cần là tấm gương cho nhân viên của mình thấy về một con người mà họ cần học trong quá trình làm việc. Bạn không được phép dễ dãi với chính bản thân mình. Hãy luôn là người có hiệu quả làm việc theo kế hoạch cao nhất. Bạn cũng cần kiểm tra và giám sát kế hoạch của những nhân viên của mình. Thay vì lãnh đạo về mặt thời gian bạn hãy chuyển sang lãnh đạo theo mục tiêu cho những nhân viên dưới quyền của mình.
dao nay len xep hay sao? ma suot ngay thay lanh dao?

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết