PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994


You are not connected. Please login or register

CÙNG SUY NGẪM

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1CÙNG SUY NGẪM Empty CÙNG SUY NGẪM 29/7/2010, 19:54

poisionous34

poisionous34
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Những bậc thầy của muôn đời
Bị nhà cầm quyền thành phố Athens kết tội chối bỏ các vị thần, dạy dỗ làm hư hỏng lớp trẻ, Socrates phải chọn lựa hoặc từ bỏ những niềm tin của mình hoặc bị xử lưu đày hay là chết. Ông chọn cái chết bằng thuốc độc.

Phương châm Gnothi Sauton

Thánh địa Delphi. Từ thủ đô Athens, xe buýt đi khoảng ba giờ thì đến ngọn núi Hy Lạp thần thoại Parnassus. Thánh địa Delphi nằm lưng chừng núi, điểm sáng đầu tiên của lịch sử phương Tây và loài người. Đây là nơi thờ Apollo, thần ánh sáng, thần văn minh đạo lý, tượng trưng cho sự hài hoà và lý trí. Trong đền Apollo xưa kia có bệ thờ của tiên tri, thiêng nhất Hy Lạp cổ. Thần truyền đạt thông qua thánh nữ Pythia.

Người minh triết nhất Hy Lạp. Chairephon hỏi thánh nữ Pythia: “Có ai đương thời minh triết hơn Socrates?” Câu trả lời gọn là “Không”. Socrates nói ông ta hơn người khác ở chỗ ông biết sự dốt nát của mình. Ông cho biết là đã học được phương châm “Gnothi Sauton – Hãy tự biết mình” khắc trên tường đền Apollo. Vết tích đền chỉ còn vài cây cột Doric. Phương pháp của Socrates thì truyền đến muôn đời. Lúc đó Socrates chỉ vào khoảng ba mươi, chưa thành danh. Theo đuổi mục tiêu xem ai có thể minh triết hơn mình, Socrates đặt câu hỏi với những người được coi là hiền minh của thành phố Athens: “Tôi thấy những người có tiếng tăm thì gần như là những người thiếu sót, còn những người được coi là thấp kém thì lại hiểu biết hơn”.

Từ trên đỉnh Acropolis
Đâu đây bóng dáng người xưa. Lên tới đỉnh Acropolis, tôi dạo quanh đền Parthenon rồi bâng khuâng ngó xuống thành phố Athens. Xa xa ở triền dốc phía nam là vết tích nhà hát Dionysus, xây dựng để tôn vinh thần Dionysus, thần rượu, thần khoái lạc. Các kịch tác gia đầu tiên của nhân loại lần lượt thi tài tại đây: Aeschylus đoạt giải nhất 13 lần, Sophocles 24 lần. Euripides năm lần, ít hơn hai tiền bối nhưng có một di sản bi kịch quý giá, nghe đâu Socrates có giúp biên soạn: các vở Thành Troy, Nàng Iphigenia minh hoạ sống động sử thi của Homer. Socrates không bỏ sót buổi diễn nào của người bạn thân Euripides. Nhiều dãy ghế đá xếp hình vòng cung dựa vào triền núi thoai thoải của lưng đồi, từ cao xuống thấp. Phảng phất bóng dáng người minh triết nhất đâu đây.

Hướng đông bắc có ngôi đền Hephaestus với các cột Doric gần như nguyên vẹn. Nhìn gần lại, định vị được quảng trường Agora của Athens cổ, tôi như thấy bóng dáng Socrates chân trần, áo hở ngực đầu hói mập mạp xuôi ngược, đặt câu hỏi cùng những ai hứng thú, các chàng trai trẻ vây quanh lắng nghe. Gần Agora có toà án. Hỡi ơi nhà tù nằm phía sau.

Cái chết của Socrates

Một bức tranh. Thăm bảo tàng Nghệ thuật New York tôi tìm cho được bức hoạ Cái chết của Socrates do Jacques-Louis David người Pháp vẽ năm 1787 (ảnh). Hoạ sĩ lột tả khoảnh khắc cuối đời của Socrates. Qua phân phối các độ sáng tối, David lột tả sự trái biệt giữa nét điềm tĩnh của Socrates trước sự thất sắc của các đệ tử. Bảy mươi tuổi, mình trần dáng khoẻ mạnh, người tù hiền nhân của Hy Lạp truyền đạt lời kêu gọi lòng cao thượng và sự tự chủ lúc đối mặt với cái chết. Triết gia tiếp tục nói lúc giơ tay để cầm chén độc cần, nét bình thản và trung thực với lý tưởng. Góc trái, đàng xa là Xanthippe người vợ ra dấu giã từ. Ngồi gần đầu giường, Plato vẻ bình tĩnh buồn rầu. Plato là chàng trai tuổi hai mươi chín. Chắc hoạ sĩ muốn thể hiện hình ảnh già dặn hơn của một triết gia. Người thi hành án, má đỏ ửng quay mặt đi, tay phải đưa chén thuốc độc cho người tù đặc biệt. Socrates như đang nói về sự bất tử của linh hồn, tay trái giơ cao, ngón trỏ chỉ lên trên, nơi trú ngụ của những linh hồn chân thiện. Crito ngồi cạnh giường thân ái vuốt chân người bạn già. Nhiều người đã so sánh tranh Cái chết của Socrates với Nhà nguyện Sistine của Michelangelo. Bức tranh không vẽ được óc khôi hài và tính sòng phẳng. Câu nói cuối cùng: “Crito, tôi thiếu Asclepius một con gà trống, nhớ trả giùm món nợ này” – “Món nợ sẽ được trả, còn chi nữa không?”. Im lặng. Crito vuốt mắt người bạn thân thiết.
CÙNG SUY NGẪM ECP0.14922381.untitled
Tranh Cái chết của Socrates, 1787 (Jacques – Louis David), bảo tàng Nghệ thuật New York
Plato kể chuyện. Crito, người bạn thân thiết giàu sang đến báo là đã sắp xếp cuộc đào thoát. Socrates hỏi vì sao phải trốn đi. Lời đáp là yêu mến bạn, không để bạn chết, phải sống nuôi con khôn lớn. Socrates không chịu. Ông chỉ ra là luật pháp không sai mà hội đồng xét xử sai. Chính luật pháp như người cha đã nuôi Socrates khôn lớn, chọn lựa ở lại là tuân theo luật pháp. Đào thoát hóa ra là có tội đáng chết. Chính con người chớ không phải luật pháp đã làm sai. Lúc nào và ở đâu cũng theo chân lý hướng dẫn điều tốt và đạo đức.

Các thầy của muôn đời, của muôn thầy

Nếu ông rời nhà tù thì chắc không có triết gia Plato. Plato dùng ngôn từ của Socrates, dưới dạng hỏi – đáp, hỏi – đáp, hỏi – đáp. Chúng ta học Socrates từ Plato. Sự phát triển khoa học và các ý tưởng cải cách chính trị đều xuất phát từ Plato. Không có Plato thì mọi việc sẽ khác đi. Cái chết của Socrates đã thay đổi lịch sử toàn thế giới.

Đến thủ đô Hà Nội, tôi thường thăm viếng Văn miếu Quốc tử giám. Tôi chiêm bái thầy giáo họ Khổng cùng tứ phối. Khổng Tử dạy “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giả” (Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là người biết). Thầy Tăng giải lời của đức Khổng thành sách Đại học: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện” (Cái học của bậc đại học là ở chỗ làm cho sáng cái đức, ở lòng thương yêu dân, ở sự phấn đấu cho đến khi thuần thục mới dừng).

Từ xưa những bậc thầy của muôn đời, của muôn thầy như Khổng Tử và Socrates đã cùng truyền đạt sự minh triết cho con người.

Người vợ của thiên tài

Bệnh tật và thiên tài. Socrates bị kết tội đã nói đến các thần mới và không kính tín các thần của Athens. Ông cho biết là nhận được sự mặc khải về cách hành xử của mình. Ngày nay các nhà khoa học xác định sự mặc khải đó cùng giọng nói ngăn Socrates làm một số việc có thể là triệu chứng bệnh động kinh nhẹ thuỳ thái dương. Chẩn đoán hồi cứu 2.400 năm sau.

Vợ triết gia cực lắm. Trẻ hơn chồng nhiều, chỉ khoảng bốn mươi, thuộc gia đình sang hơn nhà chồng, mồm miệng sắc bén, nghe kể là người duy nhất cãi đè được Socrates. Một hôm chồng ở ngoài đường trò chuyện với nhiều người thì Xanthippe xuất hiện, trách chồng vô tích sự, bỏ bê gia đình, con cái đói rách... Socrates chẳng đếm xỉa. Xanthippe điên lên giội thùng nước vào chồng. Socrates chịu trận, vì “Sau sấm sét thì đến cơn mưa”. Chồng chẳng làm gì, không đem xu nào về nhà. Tuổi sáu mươi vẫn làm vợ mang bầu. Đáng ngạc nhiên nếu người vợ không trách cứ. Nàng không xứng tầm với người chồng. Nhưng làm vợ Socrates không dễ.

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng
Sài Gòn Tiếp Thị

2CÙNG SUY NGẪM Empty Re: CÙNG SUY NGẪM 30/7/2010, 12:59

poisionous34

poisionous34
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Bài học giản dị


Trước đây, có hai ông bà cụ sống rất hoà thuận, có cả một vườn dưa chuột. Ông cụ thì thường xuyên chăm sóc vườn dưa, còn bà cụ thì thường làm dưa chuột muối. Mỗi mùa đông, ông cụ lại nghiên cứu các bản danh sách giới thiệu hạt giống để đặt mua loại tốt nhất. Cả gia đình sẽ vui vẻ giúp ông xới đất, trồng và chăm sóc dưa chuột. Còn bà cụ thì rất thích làm món dưa chuột muối. Thậm chí, bà cũng thường xuyên đọc sách dạy nấu ăn để xem những thủ thuật làm dưa chuột muối.

Ai cũng nói đó quả là một gia đình hạnh phúc, và vị khách nào đến nhà chơi cũng được tặng một bình dưa chuột muối “đặc sản” mang về. Dần dần, những người con lập gia đình và chuyển đi. Nhưng họ vẫn liên tục được bố mẹ gửi cho những hộp dưa chuột muối.

Nhưng cuối cùng thì ông cụ mất. Mùa xuân năm sau, tất cả con cái về thăm mẹ và bảo:
- Chúng con biết mẹ rất thích làm dưa chuột muối, nên chúng con sẽ đặt mua hạt giống, sẽ trồng và chăm sóc dưa chuột cho mẹ.

Người mẹ mỉm cười:
- Cảm ơn các con, nhưng các con không cần trồng dưa đâu, vì mẹ thật sự không hề thích làm dưa chuột muối. Mẹ chỉ hay làm món đó vì bố các con thích trồng dưa chuột mà thôi.

Tất cả những người con đều rất ngạc nhiên, chỉ có người con út có vẻ buồn. Bởi vì bố anh từng kể với anh rằng ông không hề thích trồng dưa chuột, nhưng vì mẹ anh thích làm dưa chuột muối nên ông trồng dưa để làm bà vui lòng mà thôi.

Đây là câu chuyện vui hay buồn, tôi cũng không chắc nữa. Nhiều người cho rằng đây là một câu chuyện vui. Ông cụ và bà cụ vui vẻ làm một việc vì nhau, và việc đó lại còn có ích cho mọi người. Nhưng tại sao nó cũng là một câu chuyện buồn? Vì ông cụ và bà cụ không thể thật sự chia sẻ những nhu cầu, niềm vui, sở thích của bản thân với nhau. Nên thay vì cùng tốt hơn và tạo ra những điều mới, họ lại bị dính với một việc mà họ nghĩ rằng là trách nhiệm đối với nhau.

Có lẽ, sự chia sẻ bao gồm cả hai mặt: Tôn trọng và yêu quý sở thích của nhau, nhưng cũng được chia sẻ cả cảm xúc và suy nghĩ thật của mình.
ST

3CÙNG SUY NGẪM Empty Re: CÙNG SUY NGẪM 19/6/2011, 14:39

poisionous34

poisionous34
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Câu chuyện về cây Bút chì
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn.

Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì mạnh dạn hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em của nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:

Có 5 điều con và các anh em của con nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu con nhớ và làm được thì con sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: Con có thể làm được những điều kỳ diệu nhất nếu con nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: Con sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải trải qua như thế con mới trở nên tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: Nếu con viết sai một lỗi, con hãy nhớ sửa lại.

Thứ tư: Điều quan trọng nhất đối với con và những người dùng con không phải là nước sơn bên ngoài con mà là những gì bên trong con đấy.

Và cuối cùng, trong bất cứ trường hợp nào, con cũng phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của con. Cho dù con gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, viết để để lại những dấu ấn của mình.

(LL)

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết