PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994


You are not connected. Please login or register

Lượm lặt

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Lượm lặt Empty Lượm lặt 7/1/2011, 18:52

vunguyenfamily2619

vunguyenfamily2619
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

1. Sáng đọc báo thấy khai trương siêu thị Big C tại Nam Định, tự an ủi : Nam Định vẫn còn sức sống, vẫn còn nhiều hy vọng Laughing Laughing

2. Cũng tin từ báo : Người Việt Nam lạc quan nhất thế giới mới nhớ lại câu nói của cụ Vương Trí Nhân khi nói về người Việt :"Không chỉ đi ô tô bằng tâm lý người đi xe đạp, người ta còn đang làm những ngôi nhà bê tông cốt sắt bằng tư duy của người làm nhà lá." Vầy thì người Việt mình lạc quan là đúng thôi Mad

2Lượm lặt Empty Re: Lượm lặt 22/3/2011, 21:00

ĐAN HẠ

ĐAN HẠ
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ

Xem cặp vợ chồng hành lễ giao hòa âm dương

14/02/2011 15:16 (VTC News) – Đúng 0h, ngày 12 tháng Giêng, nghi lễ mật ở miếu Đụ Đị hay còn gọi là miếu Trò làng Trám, xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ chính thức được tiến hành. Trong nghi lễ mật này, đèn nến đều tắt hết và một cặp vợ chồng sẽ hành thức mô tả lại sự giao hòa âm dương.
Lượm lặt M01 Khi văn tế được hóa cũng là lúc... Lượm lặt M02 đám trai gái trong làng chen nhau vào miếu chờ xem phần Lễ mật Lượm lặt M03 Đúng 0h, ông thủ từ xin phép được tiến hành Lễ mật. Trước kia, khi phần tế ngoài sân miếu hoàn thành, thì ông thủ từ ở trong miếu phải cầm cây đàn Giằng Xay, hát thờ, nhưng giờ không thấy. (Trong ảnh, cây đàn Giằng Xay được đặt ngay trước mặt ông thủ từ và nó làm biểu thị cho một dương vật khổng lồ)
Lượm lặt M04 Sau đó, ông trèo lên ban thờ, mở cửa khám... Lượm lặt M05 lấy ra một hòm gỗ đỏ Lượm lặt M06 Hòm gỗ này mỗi năm chỉ đưa ra khỏi khám thờ một lần để thực hiện nghi lễ Mật. Trong hòm đựng một bộ dương vật âm vật làm bằng gỗ, nhưng tả thực và cũng được sơn đỏ.
Lượm lặt M5
Đây là cặp vợ chồng được chọn thực hiện nghi lễ Mật năm nay. Cặp vợ chồng được chọn phải là những người sống với nhau hòa thuận, có nếp sống văn hóa lành mạnh, con cái chăm ngoan học giỏi.
Lượm lặt M3 Trong khi chờ cặp vợ chồng thay đồ trong khám, đèn nến ngoài miếu sẽ dần dần được tắt.
Lượm lặt M2
Trong bóng tối, người chồng cầm dương vật gỗ, người vợ cầm âm vật gỗ, đứng trước ban thờ, hành lễ theo lời hô của ông thủ từ. Ông thủ từ sẽ hô to: "Linh tinh tình phộc" 3 lần.
Lượm lặt M4 Mỗi lần hô, người chồng lại cầm dương vật gỗ đâm vào lỗ âm vật gỗ trên tay người vợ. Nếu cả ba lần đều trúng thì năm đó cả làng mùa màng bội thu, phong đăng hòa cốc.
Lượm lặt M08
Cuối cùng của nghi lễ Mật là màn tháo khoán. Ngày xưa, sau khi cặp vợ chồng hành thức xong “Linh tinh tình phộc”, ông thủ từ sẽ hô tiếp: “Tháo khoán”, ngay lập tức trai gái tân trong làng cũng lao vào nhau, kéo nhau ra vườn rậm quanh miếu chòng ghẹo, trước khi ánh đèn được bật sáng trở lại. Theo các cụ trong làng, nhờ cái màn “Tháo khoán” ấy mà ở làng Trám ngày trước có bao đôi trai gái thành duyên vợ chồng. Bây giờ, đám trẻ ngại nên chỉ chạy đuổi nhau quanh miếu cho có lệ.
Lượm lặt M1 Cũng bởi nghi lễ mật “Linh tinh tình phộc”, mà miếu làng Trám còn có tên là miếu Đụ Đị
Lượm lặt M09
Hay "Tối linh từ"
Lượm lặt M14 Ngày nay, tên miếu Đụ Đị đã ít còn được dùng đến thay vào đó là cái tên phổ biến hơn: miếu Trò.
Lượm lặt M010 Sở dĩ có tên gọi là miếu trò bởi sân miếu hàng trăm năm nay là nơi diễn ra một hình thức diễn sướng dân gian có một không hai: Tứ dân chi nghiệp.
Lượm lặt M8_1 Thờ sinh thực khí (công cụ sinh sôi nảy nở), và hành thức mô tả sự giao hòa âm dương là một phần rất cơ bản của tín ngưỡng phồn thực vốn không hề thiếu trong nhiều lễ hội dân gian ở nước ta. Nhưng qua nhiều biến cố thăng trầm, các hành thức của tín ngưỡng phồn thực đã mai một hoặc thay đổi nhiều.
Lượm lặt M07 Tuy nhiên, ở miếu Trò làng Trám, “Linh tinh tình phộc” trong Lễ mật vẫn được gìn giữ và trở thành một điểm đặc sắc nhất của lễ hội này. Qua đó gìn giữ những giá trị truyền thống của ông cha, trong đó có tín ngưỡng dân gian với ước vọng sinh sôi nảy nở, bảo tồn giống nòi.

Hà Thành (Thực hiện)

3Lượm lặt Empty Re: Lượm lặt 4/4/2011, 09:16

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Thứ Hai, 04/04/2011 - 08:09


Người Hà Nội

(Dân trí) - Hà Nội của tuổi thơ tôi là một thiên đường với những con người hào hoa, thanh lịch trong câu ca dao từ thủa nằm nôi: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.


Và cả thơ Trần Đăng Khoa: “Hà Nội có Hồ Gươm - Nước xanh như pha mực – Bên hồ ngọn Tháp Bút – Viết thơ lên trời cao… Hà Nội có tàu điện - Đi về cứ leng keng - Người xuống và người lên - Người nào trông cũng đẹp”…



Người Hà Nội bằng xương, bằng thịt đầu tiên tôi được nhìn thấy là một nữ kỹ sư nông nghiệp. Vào khoảng năm 1967 – 1968, Trường trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp sơ tán về quê tôi. Cả giảng viên và sinh viên của trường đều trọ trong nhà dân. Nhà tôi gần trường, lại có vẻ tươm tươm nên được bố trí 3 chị sinh viên ở trọ. Các chị đều trẻ trung, xinh đẹp và ở tuổi hồn nhiên nên nhà tôi luôn đầy ắp khách. Một buổi tối, các chị dẫn về nhà một chị còn rất trẻ, hai bím tóc vắt vẻo, giọng nói nhẹ như gió thoảng giới thiệu với mẹ tôi bằng giọng không giấu tự hào:



- Bác ơi! Đây là cô giáo Hoàng Yến người Hà Nội.



Tôi đứng lặng vì đây là người Hà Nội đầu tiên bước chân vào nhà tôi, một căn nhà tồi tàn ở một làng quê heo hút. Hình ảnh Người Hà Nội Hoàng Yến đã theo dọc tuổi thơ tôi và ám ảnh mãi sau này.



Lần đầu tiên tôi được lên Hà Nội vào năm 1976. Dạo ấy, anh rể tôi từ miền Nam ra đem theo được khoảng 10m vải, một tài sản “khổng lồ” ở thời điểm đó. Chị gái tôi nghe nói ở Hà Nội, loại vải này rất có giá nên đưa cho anh trai tôi đem lên Hà Nội bán. Hai anh em ra chợ Đồng Xuân gặp một người Hà Nội xịn. Đó là một phụ nữ khoảng ngoài ba mươi đẹp kiêu sa có giọng nói nhẹ như gió thoảng. Sau khi xem vải, mặc cả chị ta đưa trả lại anh tôi bọc hàng hẹn cầm về phố Quán Thánh để trao tiền. Tôi ôm túi hàng ngồi sau xe, nắn nắn thấy rắn chứ không mềm mềm như lúc đem đi bèn mở ra xem thì ôi thôi, thay vào đó là chiếc bao tải rách. Hà Nội như sụp dưới chân tôi. Từ chiếc loa đầu phố, bài hát “Hà Nội đó niềm tin yêu hi vọng…” cất lên chua chát. Tôi thề không về Hà Nội nữa.



Lời thề ấy “thiêng” được đúng 20 năm, tôi lên Hà Nội lần thứ hai và ở lại... “sống mãi với Thủ đô”. Sở dĩ nó kéo dài lâu như thế còn bởi được sự góp sức của truyền thông và phim kịch. Đã có một thời trên báo chí, phim kịch tràn lan mô típ các nhân vật người nông thôn thì quê mùa, cục mịch nhưng thật thà. Người thành phố thì khôn ngoan nhưng lừa đảo, gian dối. Công nhân, nông dân thì hiền lành, chất phác. Giám đốc, doanh nhân thì nham hiểm, đểu giả, bán lậu buôn gian, trai gái…



Tôi đã gắn bó với Hà Nội 15 năm và tôi yêu con người và mảnh đất này. Cái kỉ niệm buồn đó đã mãi mãi lùi vào quá khứ.



Không hiểu sao gần đây, trong tôi luôn luôn đau đáu câu hỏi về người Tràng An thanh lịch. Biên giới của nó được giới hạn tới đâu? Khu phố cổ hay toàn bộ các quận nội thành? Nhất là sau khi sáp nhập, người Hà Nội có bao gồm cả văn hóa xứ Đoài? Và gốc gác như thế nào thì được gọi là người Tràng An? Hai đời, ba đời hay lâu hơn nữa? Với việc mở rộng và tốc độ di dân ồ ạt như hiện nay, Hà Nội có giữ được bản sắc của mình hay đã bị lai tạp? Hà Nội “hóa” nông thôn hay nông thôn đang “hóa” Hà Nội? Những người ở các địa phương khác về Hà Nội có phải là tầng lớp tinh hoa nhất như có ý kiến gần đây? Nếu điều đó đúng, họ sẽ phát huy tốt những bản sắc thanh lịch Tràng An hay biến Hà Nội thành nồi lẩu thập cẩm?



Tôi đã hỏi nhiều người nhưng mỗi người nói một kiểu. Phải chăng Hà Nội 5 cửa ô mà mỗi người vào Hà Nội chỉ bằng một cửa ô nên chẳng ai có thể nói rằng TÔI LÀ NGƯỜI HIỂU HÀ NỘI?

Bùi Hoàng Tám

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết