PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PTTH Nguyễn Khuyến Nam Định khóa 1991-1994


You are not connected. Please login or register

Bản tin chào buổi sáng!

+18
HungBP
HoaSuatrang
troixanhquakela
vodka_standard
h.michen1976
dangtuandkt
nguyenyvan
ruounutchuoi
poisionous34
toanthang76
AnhTuanIF
vuhuyhoanghoangcd
giaduc
biettaochuachungmay
hoacucxanh
manhdung_mhb
meosutu
dragon
22 posters

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Go down  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 5 trang]

AnhTuanIF

AnhTuanIF
Thành viên tâm huyết
Thành viên tâm huyết

Cụ TỊT nhà ta ngoài nghề tay mặt là CHUYÊN KHOAN giờ cụ đang nhảy sang kiêm thêm nghề tay trái như Biên tập viên kiêm Phóng Viên kiêm Pót viên Razz kiêm VD Viên Bóng Bàn kiêm Cò BDS , tướng số, tử vi, đàn hát...túm lại All in one ..he...he.... Very Happy Very Happy Very Happy. Cụ cá kiếm thế này khối thằng bỏ nghề mất cụ ợ.

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

AnhTuanIF đã viết:Cụ TỊT nhà ta ngoài nghề tay mặt là CHUYÊN KHOAN giờ cụ đang nhảy sang kiêm thêm nghề tay trái như Biên tập viên kiêm Phóng Viên kiêm Pót viên Razz kiêm VD Viên Bóng Bàn kiêm Cò BDS , tướng số, tử vi, đàn hát...túm lại All in one ..he...he.... Very Happy Very Happy Very Happy. Cụ cá kiếm thế này khối thằng bỏ nghề mất cụ ợ.

Ku cứ quá khen, nhưng được cái nói đúng!Very Happy Very Happy Very Happy

h.michen1976

h.michen1976
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

SAU MỘT THỜI GIAN NẰM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DO BỆNH CŨ TÁI PHÁT ĐẾN NAY BỆNH CỦA TÔI ĐÃ THUYÊN GIẢM NHIỀU, HIỆN NAY TÔI VẪN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BV LAO NAM ĐỊNH. TÔI XIN GỬI LỜI CẢM ƠN TỚI HỘI KHOÁ ĐÃ GIÚP ĐỠ TÔI TRONG THỜI GIAN QUA. NHÂN ĐÂY CHO TÔI HỎI THĂM SỨC KHOẺ TOÀN HỘI KHOÁ. CHÚC HỘI KHOÁ CHÚNG TA NGÀY CÀNG LỚN MẠNH, ĐOÀN KẾT, ĐẠT ĐƯƠC NHIỀU THÀNH QUẢ HƠN NỮA

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Thế là mừng rồi bạn ơi!

Mong bạn mau hồi phục hơn nữa. Sự giúp đỡ của Hội khoá đối với bạn chỉ là nhỏ nhoi thôi mà, nhưng tôi nghĩ rằng sự quan tâm thăm hỏi động viên, giúp đỡ của các bạn trong Hội khoá dành cho Chiến qua hai lần cấp cứu thật đáng trân trọng.

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Trung Quốc: Lại thêm một vụ em nhỏ bị xe cán gây phẫn nộ
(Dân trí) - Ngay sau vụ bé Yue Yue bị xe cán 2 lần và bị bỏ mặc trên đường, Trung Quốc lại bàng hoàng trước vụ một lái xe tải đâm phải bé trai 5 tuổi và bị nghi lùi xe đâm tiếp để cho bé chết hòng khỏi phải trả viện phí.
>> Cư dân mạng Trung Quốc phẫn nộ vụ em bé gặp nạn bị bỏ mặc

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 1_da54e
Mẹ của Xiong Maoke ngồi cạnh xác con dưới bánh xe tải.



Thảm kịch trên xảy ra vào ngày 21/10, chỉ một tuần sau khi bé gái 2 tuổi Yue Yue bị hai chiếc xe tải cán qua ở một phố chợ đông đúc, và bị bỏ mặc trước sự thờ ơ của tổng cộng 18 người qua đường.



Còn trong vụ mới nhất, lái xe tải đã đâm phải cậu bé Xiong Maoke, 5 tuổi, mà theo các nhân chứng người lái xe còn lùi xe lại để đâm thêm cậu bé cho chết hẳn, để khỏi phải trả tiền viện phí có thể kéo dài, tốn kém.



Vụ việc kinh hoàng này xảy ra ở Lô Châu, Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Cậu bé Xiong Maoke khi đó đang đi bộ từ nhà tới trường.



Một nhân chứng cho hay: “Tôi nhìn thấy chiếc xe tải lùi lại một chút rồi sau đó lại tiến lên. Xiong bị cuốn dưới bánh xe và chiếc xe tải tiếp tục tiến lên cả chục mét nữa”.
Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 2_f6e9f

Được biết, người lái xe tải sau đó nhảy xuống xe, tự xưng là Yong và hỏi: “Tôi sẽ phải trả bao nhiêu đây”.



Theo cảnh sát, người lái xe tải đã tranh cãi với gia đình cậu bé về mức độ thiệt hại trong suốt 7 tiếng. Và trong suốt chừng đó tiếng cậu bé xấu số vẫn để nằm dưới bánh xe, với người mẹ ngồi gào khóc bên cạnh.



Tuy nhiên, người lái xe Yong phủ nhận lùi lại xe để giết cậu bé.



Vụ việc đau lòng trên xảy ra chỉ một tuần sau vụ bé Yue Yue, khiến nhiều người phẫn nộ trước tình trạng thiếu tình người trong xã hội hiện đại. Bé Yue Yue đã chết tại bệnh viện vài ngày sau đó.



Còn trong vụ việc mới nhất, các nhà điều tra cho biết Yong là người đầu tiên gọi cho cảnh sát sau vụ tai nạn. Họ cũng cho biết xác của em bé chưa được đưa đi ngay vì những người dân làng bất bình đòi người lái xe phải đền bù ngay.



Hàng loạt vụ tai nạn kinh hoàng tương tự đã xảy ra ở Trung Quốc, nơi nền kinh tế phát triển nhanh được cho là “thủ phạm” của lối sống thực dụng, bất chấp mọi giá. Trả tiền đền bù nếu nạn nhân trong một vụ tai nạn chết được nhiều người cho là rẻ hơn trả tiền viện phí chữa trị dài dằng dặc.



Sợ phải trả viện phí cũng được cho là nguyên nhân trong vụ lái xe đâm bé Yue Yue và bỏ chạy mới đây.
Phan Anh
Theo Daily Mail, China Daily

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Báo điện tử của báo khuyến học & Dân Trí

Việc làm Games Tấm lòng nhân ái Rao vặt Mua bán Diễn đàn dân trí
Chủ Nhật, 06/11/2011 - 7:02 AM

Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Ams

(Dân trí) - “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”.
>> Độc giả đồng cảm với cậu học trò nghèo viết bài văn lạ

Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .


Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)

Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.

Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này. Hiếu chưa nằm trong tốp học sinh xuất sắc của trường, nhưng cũng là một học sinh khá thông minh. Năm học vừa qua em đã đoạt giải nhì trong kì thi Olympic vật lí và cuối năm được cô giáo chủ nhiệm nhận xét trong học bạ là học sinh học giỏi đều các môn học.

Đến thăm gia đình em mới thấy hoàn cảnh gia đình quả rất khó khăn. Mẹ Hiếu (chị Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm. Bố Hiếu (anh Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, theo bà nội em kể thì bố em từ nhỏ bị viêm tai giữa, đến khi phát hiện máu chảy ra đằng tai mới cho đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ nói đã “ăn vào não” và để lại di chứng là trí nhớ và sức khỏe bị giảm sút, không có khả năng lao động. Bà nội Hiếu đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người trong gia đình Hiếu ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang đều chủ yếu trông chờ ở số lương hưu ít ỏi của ông nội em - một cựu quân nhân hiện đang ốm nằm liệt giường …

Cảm thông với gia cảnh của em, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung tuần tháng 10/2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em Nguyễn Trung Hiếu số tiền là 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để có nguồn tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng cao trình độ các thày cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như trích lương “tặng hàng tháng” cho em Hiếu 450 ngàn đồng; thày Nguyễn Trọng Tuấn nguyên hiệu phó nhà trường cam kết cho em Hiếu vay hàng tháng 500 ngàn đồng cho đến khi học hết lớp 12; còn cô Nguyễn Thúy Hằng giáo viên toán thì tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm “Học mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.

Nguyễn Trung Hiếu cho biết em rất xúc động trước tình cảm các thày cô dành cho em và gia đình. Em không còn phải nhịn ăn sáng để đi học nữa. Em tự hứa sẽ thật cố gắng để giành thành tích cao hơn trong học tập nhằm vượt lên số phận và để ngày mai lập nghiệp, không phụ lòng mong mỏi của các thày cô, của gia đình …

Vũ Quốc Lịch
(Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)
*Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.

Thư gửi mẹ.

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ


Nguyễn
Trung Hiếu

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

“Ngày đen tối” và những trai đinh chết thảm
Làng Vân Gia (Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội) gồm 4 thôn, thì thôn 6 và thôn 8 chết bất đắc kỳ tử nhiều nhất. Riêng thôn 8, đã có sự ghi nhận 25 người chết từ nửa cuối năm 2007 đến nay.


Số lượng người chết đột ngột, mà dân làng nghi do “thánh vật” ở thôn 6 tuy chưa thống kê hết, song cũng không kém thôn 8 là bao. Theo người dân, thôn 6 và 8 chết nhiều nhất vì nằm sát cạnh ngôi chùa cổ Viên Quang, nơi bị coi là động long mạch. Thôn 5 và 7 cũng thuộc làng Vân Gia nhưng chết ít hơn vì nằm cách chùa Viên Quang vài trăm mét.

Sau một hồi hỏi han lòng vòng, tôi cũng tìm thấy nhà bà K. (xin được giấu tên và chức vụ vì bà ngại phát ngôn), cán bộ thôn 6. Tuy nhiên, bà K. họp chi bộ ở nhà ông Long, trưởng thôn. Tôi tìm đến nhà ông Long thì cuộc họp chi bộ cũng vừa kết thúc.


Bà K. kể về "ngày đen tối" ở làng Vân Gia.

Hỏi chuyện động long mạch, bà K. và ông Long đều có vẻ ngại ngùng. Tuy nhiên, là người khá gần gũi, nên trò chuyện một lúc, bà trở nên cởi mở hơn.

Bà K. kể về cái ngày đặc biệt của làng, là ngày 22 âm lịch hàng tháng, mà một số người gọi là “ngày đen tối”. Sở dĩ, người Vân Gia gọi tên cái ngày đó như một bộ phim kinh dị, vì vào ngày đó, thường xuyên xảy ra chết chóc. Đó cũng là ngày “tử thần” về làng bắt một ai đó đi theo.

Bà K. ngồi ngẫm nghĩ, tính toán một lát, rồi thống kê rằng, trong thời gian từ đầu năm 2008 đến đầu năm 2009, trong làng liên tục diễn ra hiện tượng chết vào “ngày đen tối”.



Họ Y. mất nhiều người nhất vào "ngày đen tối".

Cứ đến 22 âm lịch hàng tháng, trong làng lại có người chết. Dù cố gắng lắm, song vào ngày này, người dân không thể tránh được chuyện chết chóc. Toàn những cái chết khó hiểu.

Đau nhất là dòng họ Y. (xin được giấu tên, họ, để tránh gây đau lòng) trong thôn. Theo bà K., dòng họ này mất mát quá lớn. Toàn trai đinh, trai trưởng, trụ cột trong gia đình, trong họ bị chết bất đắc kỳ tử. Những người chết đều ở tuổi 30-40, khỏe mạnh, làm ăn khấm khá, thậm chí giàu có.

Hiện tại, chỉ còn mỗi trai đinh trong dòng họ này là anh V., con trưởng ông G., cháu trưởng ông cả X. Dòng họ này thực sự đang sống trong lo sợ, hoang mang. Chẳng biết “lưỡi hái tử thần” có tha mạng cho anh này không, khi đã cướp đi của họ quá nhiều mạng sống.



Đám cải táng của một người họ Y. làng Vân Gia mất 3 năm trước.

Người đầu tiên chết kỳ lạ, cũng là con trưởng của dòng họ Y, là anh Văn Tr. Anh Tr. chết vào ngày 22-3-2008.

Hôm đó, làng cạnh có việc dựng nhà, vướng cây dừa, nên nhờ anh Tr. sang đốn hạ giúp. Anh Tr. vốn khỏe mạnh, xốc vác, đốn cây rất giỏi, nên mọi người hay nhờ, rồi tặng anh số củi đó.

Bình thường, anh Tr. leo cây như sóc. Anh chỉ nhảy phốc vài cái là lên tận ngọn cây cau bé xíu đung đưa theo gió, chứ nói gì cây dừa thấp tè này.

Thế nhưng, vừa trèo lên độ 2m, anh rơi cái phịch xuống đất. Cú ngã của anh thật quá đơn giản, trẻ con cũng chẳng việc gì. Thế nhưng, mọi người lay mãi anh không dậy, chỉ thở phì phò. Hãi quá, mọi người đưa anh đi viện, nhưng không kịp nữa, anh đã tắt thở tự lúc nào.

Vào "ngày đen tối" không ai dám đi đâu xa.

Trong con mắt của dân làng, cái chết của anh Tr. là sự đen đủi, là vận hạn giời ơi đưa đến. Âu cũng là bài học để dân làng rút kinh nghiệm, chẳng nên leo trèo nữa.

Trăm ngày anh Tr. chưa đến, thì một sự việc đau lòng lại diễn ra với họ Y., đó là cái chết của em M.

Hôm tôi lang thang ở chùa Viên Quang, cũng gặp chị L. là mẹ M. Người phụ nữ gầy còm, khắc khổ kia chẳng nói được lời nào. Tôi cứ định hỏi, chị lại chực ứa nước mắt.

Sắp đến “ngày đen tối”, chị lại sắm lễ ra chùa, cầu mong thánh thần bảo vệ, nâng đỡ linh hồn con trai và cả gia đình chị. Sự mất mát với chị là quá lớn.

M. là đứa con cực kỳ ngoan hiền, được học hành tử tế dưới Hà Nội. Thương bố mẹ, nên hôm đó M. tranh thủ từ Hà Nội về giúp bố mẹ gặt lúa.

Bố mẹ dậy từ sớm, trong khi M. vẫn còn ngủ. Thương con, không nỡ làm mất giấc ngủ của con, nên người mẹ chỉ lay nhẹ con dặn rằng: “Lát nữa con dậy thì nhớ ăn sáng, rồi ra đồng thồ lúa về giúp bố mẹ”. M. dạ vâng rồi tiếp tục ngủ.


Cứ nghĩ đến đứa con, chị L. lại đau xé lòng.

Vợ chồng chị L. gặt đến khi mặt trời đã đứng bóng, mà vẫn không thấy M. ra. Nghĩ con bị ốm, nên vợ chồng tự chất lúa lên xe, rồi chồng thồ, vợ đẩy về nhà.

Về đến nhà, vẫn thấy cổng cài, cửa khóa. Gọi không thấy con đâu, chị L. kéo khuy cổng và đẩy cửa. Chị đã rú lên, rồi lăn đùng ngất xỉu, khi chứng kiến cảnh con mình treo cổ chết trên khung hoa cửa sổ.

M. dùng dây điện của ấm nước buộc lên khung hoa cửa sổ, rồi quàng cổ vào dây. M. chết treo cổ trong trạng thái chân vẫn dẫm dưới đất.

Bố M. hoảng hồn hạ con xuống, làm hô hấp nhân tạo nhưng không kịp nữa rồi. M. đã chết từ lâu, mặt mày thâm tím. Khi đó, M. chưa đầy 23 tuổi.

Cái chết của em M. khiến cả làng náo động. Đến bây giờ, vợ chồng chị L., cả dòng họ, làng Vân Gia vẫn không hiểu vì sao M. lại tự tử. Vợ chồng chị L. chẳng mắng con bao giờ, cậu con cũng không bệnh tật, rất hiếu thảo với cha mẹ. M. cũng chưa yêu ai, nên không vướng bận chuyện tình cảm. M. ra đi tức tưởi, không để lại một lời nào, khiến gia đình hết sức đau lòng.

Cái chết ly kỳ của em M. vào đúng ngày 22, đúng một tháng sau cái chết lãng xẹt của ông chú Văn Tr. khiến dân làng bắt đầu bàn tán rỉ rả.


Chị L. khấn vái thánh thần phù hộ cho vong linh con trai.

Khi người dân còn đang bàn tán về cái chết của em M. và ngày 22 định mệnh, thì đúng một tháng sau, tức ngày 22-5, trong làng xảy ra hai vụ chết chóc, gồm cái chết của anh C. (40 tuổi) và anh Đ. Văn P. (30 tuổi).

Anh C. là cháu trưởng của cụ R. trong dòng họ Y. Anh C. mắc bệnh đã lâu nhưng lại chết đúng vào ngày 22, cũng tạo nên sự lạ. Còn anh P. chẳng bệnh tật gì, chỉ uống mấy chén rượu, bỗng lăn đùng ra chết đúng vào ngày đó, thì quả là gây chấn động.

Cơn thịnh nộ mang tên “ngày đen tối” tiếp tục kéo sang ngày 22-6-2008 âm lịch với cái chết của anh Y. Văn D.

Cái chết của anh D. vô cùng đáng tiếc và đau lòng. Anh D. là cháu trưởng của họ Y. trong thôn. Anh là thợ tay nghề cao, chuyên sửa chữa máy xúc, máy kéo. Có tay nghề cao, nên hễ xe ủi, xe xúc ở đâu hỏng nặng, người ta lại phải nhờ vả anh.

Hôm đó, con gái nhờ bố chở xuống Hà Nội ôn thi đại học, vì vừa tốt nghiệp PTTH. Anh đã thoái thác con vì không muốn ra đường đúng vào ngày 22. Khi đó, dân làng đã bắt đầu rì rầm về cái “ngày đen tối” này, vả lại những cái chết liên tiếp đổ lên đầu dòng họ anh, nên anh cũng thấy hãi. Thôi thì có thờ có thiêng, có kiêng có lành, cứ ở nhà cho chắc ăn.

Thế nhưng, mặt trời vừa ló khỏi rặng tre, thì có một chiếc xe sang trọng đỗ ở ngõ. Hóa ra, đó là một khách hàng quen, nhờ anh xuống Hà Nam sửa gấp cho chiếc máy xúc. Nghĩ đến ngày 22, anh chẳng muốn đi, nhưng vì là chỗ quen biết, mà công việc của họ đang bức xúc, họ lại lên tận nơi đón, nên anh chẳng thể thoái thác.

Trên xe có tài xế và 3 người nữa, anh D. tranh ngồi ghế sau và giữa xe. Anh nói vui: “Họ tớ trai đinh chết hết rồi, tớ ngồi giữa xe cho chắc ăn”.

Thế nhưng, “lưỡi hái tử thần” đã nhắm anh rồi, nên không thể thoát được. Khi xe đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, thì một chiếc xe tải cướp đường đã đâm vào một xe khác, tiếp tục đụng vào giữa chiếc xe con mà anh D. ngồi.

Cú đâm khá mạnh, khiến xe móp méo, nhưng cả 4 người trên xe chỉ bị thương nhẹ, còn anh D. thì thương rất nặng. Anh đã chết trên đường đưa đi cấp cứu. Bệnh viện kết luận anh bị vỡ tim.

Cái chết tức tưởi của anh D. vào đúng ngày 22 liên tiếp đã khiến dân làng sợ hãi đến tột đỉnh. Cho đến tận bây giờ, cứ vào ngày đó, dân làng lại không dám ra đường nữa, để tránh tai nạn giao thông.

Thế nhưng, không chết vì tai nạn giao thông, chết ngã cành cây, thì lại chết bất đắc kỳ tử, không rõ nguyên nhân. Nhiều trường hợp cứ tự dưng lăn đùng ra chết, đang ngủ cũng chết, và người ta chỉ có thể đổ cho nguyên nhân cái chết đó là cảm.

Bà K., cán bộ thôn 6 kể rằng, cứ đến “ngày đen tối”, ra đường chẳng thấy đàn ông, con trai. Chỉ có phụ nữ bưng lễ lên chùa, cầu xin tử thần tha mạng cho những người đàn ông trong nhà. Nhiều người sợ hãi, cứ nằm trên giường, thậm chí trùm chăn kín mít, cầu khẩn thời khắc ngày 22 qua đi thật nhanh.

Theo: VTV new

coal_fly_ash


Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 Tuan-chau-bau-chon-hl

HoaSuatrang

HoaSuatrang
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

thật nực cười, k biết cái này có thật k? hay photoshop đấy hả Lão Cốt kia

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Xôn xao câu chuyện bi thảm về người nữ tài xế xe bus
18:42 PM 23/11/2011
Hiện lan truyền trong cộng đồng mạng Việt Nam với tốc độ chóng mặt là câu chuyện về người phụ nữ lái xe bus và cái kết thảm thương là một vụ tai nạn xe. Truyện mang màu sắc liêu trai nhưng thông điệp hằn sâu lại đáng để suy nghĩ.

Hiện lan truyền trong cộng đồng mạng Việt Nam với tốc độ chóng mặt là câu chuyện về người phụ nữ lái xe bus và cái kết thảm thương là một vụ tai nạn xe. Truyện mang màu sắc liêu trai nhưng thông điệp hằn sâu lại đáng để suy nghĩ.


Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 1322039968.img
Ảnh minh họa

Câu chuyện được cư dân trên Facebook và các trang mạng xã hội chia sẻ cực nhiều trong một hai ngày gần đây. Nội dung có một vài dị bản, nhưng sự khác nhau là không nhiều, đại ý như sau:

"Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… - “Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói: - “Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười. Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: - “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”. Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.

Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.

Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: “Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.

Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!".

Hết.




Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 2_4
nh: internet (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Chuyện kết ở đây nhưng sau đó là hàng trăm, hàng ngàn comment phủ dài trên các mạng xã hội. Trong một ngày chỉ riêng một nhóm Facebook có tới hơn 1700 lượt "like" và hơn 700 lượt "share". Vì sao? Vì phần kết đáng sợ của câu chuyện hay vì thông điệp ẩn chứa đằng sau đó?

Hàng nghìn lượt share và comment đã xuất hiện và nối dài trên tường của các facebook trong vài ngày trở lại đây.

Và hàng nghìn câu hỏi bật ra: Bao nhiêu lần mình từng thờ ơ với những giấy phút hoạn nạn, khó khăn của người khác? Mà bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ? Đôi khi, chúng ta quá vô cảm với cuộc sống quanh mình!


Sự vô cảm sẽ không có đất sống trong thế giới này.

Trong dòng chảy băng băng của cuộc sống, khi mà cái gì cũng "nhanh hoặc cực nhanh" (thức ăn fast food, mạng internet cũng broadband, tốc độ vi xử lí tăng gấp đôi, gấp ba, những cuộc chạy đua lên đỉnh vinh quang... thì sự vô cảm, nhởn nhơ đã diễn ra.

Sự vô cảm sẽ không có đất sống trong xã hội này.

Mạng là ảo, nhưng trách nhiệm và yêu thương là thật. Câu chuyện không xảy ra ở đất nước chúng ta, nhưng khi nó được dịch sang tiếng Việt và lan truyền trên các trang mạng xã hội, nó đã gây nên một làn sóng dư luận của những người trẻ. Rất nhiều commnet của những người Việt trẻ để lại sau khi đọc xong câu chuyện:



Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 Untitled-1
Những comment chia sẻ
"Cuộc sống vội vã khiến nhiều người sống vô tâm, vô cảm, họ đâu biết rằng đâu đó quanh ta còn rất nhiều người đưa tay ra cần sự giúp đỡ, mong là sau khi đọc xong câu chuyện trên trong mỗi tâm hồn chúng ta sẽ mọc được giống cây mang tên đồng cảm" và "cuộc sống ngày càng khiến con người ta trở nên vô cảm" là những lời chia sẻ đầy suy nghĩ và trách nhiệm của những người trẻ.

Mong rằng, hai từ đồng cảm không còn là khái niệm "xa xỉ" trong xã hội này.

hoaphonglan

hoaphonglan
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

Sao mới chớm lạnh ,mà nhà nào nhà nấy đóng cửa im ỉm thế .Lạnh thiệt. pale

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Nghĩ về 'giấc mơ xe hơi' của người Việt


Chúng ta oằn lưng cõng cái sai của nhà quản lý để cuối cùng ước mơ về chiếc xe hơi ngày một xa. Nhưng nếu cứ ở đó mà kêu mãi thì cũng chẳng làm được gì. Độc giả Nguyễn Phúc Tâm chia sẻ.
> Gánh nặng trước bạ cho người mua ôtô Việt Nam



Dân ta nghèo đã quá lâu, nhịn ăn, nhịn mặc trong chiến tranh. Nay vừa thoát nghèo, khấm khá hơn, một bộ phận người giàu thì không nói, nhàng nhàng như mình đi xe máy bao nhiêu năm, giờ có điều kiện mua ôtô còi thì nay lên giá, ngày kia lên thuế, ngày kìa tăng phí. Cái gì cũng bất ngờ “lên gối đến hự” thì đỡ làm sao nổi, chạy sao cho hết nắng!

Kiếm ăn lương thiện như chúng ta mà vẫn oằn lưng cõng cho cái sai “quản lý quy hoạch” từ trước tới nay bằng hàng loạt chính sách thuế, phí...cực kỳ vô lý. Mở cửa sổ nhìn ra Thế giới, thấy chạnh lòng. Đành rằng đã sai từ trước nên cả nhà nước và nhân dân cùng chia vai gánh vác, mỗi người chịu thiệt đi một chút để có được môi trường sống thoải mái hơn. Nhưng cứ cái sai nọ nối tiếp cái sai kia thì chúng ta (mức thu nhập bình thường) gánh vác đến kiếp sau cũng chưa mua nổi ôtô!

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 Mini-Countryman
Xe hơi vẫn là hàng xa xỉ ở Việt Nam.
Hà Nội vừa di dời mồ mả được mấy cái nhà máy gây ô nhiễm, tập trung đông công nhân thì trám ngay vào đó là cao ốc, chung cư đồ sộ đến mấy chục tầng. Nếu hoàn thành thì nhân khẩu nơi đó bằng dân cư của cả mấy phường cộng lại, làm gì mà chẳng tắc đường, làm gì mà còn điểm đỗ, môi trường sống và an sinh chẳng xuống cấp. Mà cũng kỳ thay chính sách của Nhà nước thế nào mà để Hà Nội và TP HCM dễ kiếm tiền thế! Sinh viên ra trường quyết không về nơi chôn nhau cắt rốn. Ở nhà thuê với môi trường sống rất kém nhưng quyết trụ, làm trái ngành nghề, thậm chí bằng tệ nạn cũng phải bám lại.

Dân số cơ học cứ ùa về hai trung tâm như thác lũ mà kiếm sống. Sống tốt rồi lại mua nhà, mua xe, rồi lại cùng nhau đổ ra các ngã tư đường phố với cái văn hoá đường làng ta cứ đi. Ta ở quê làm gì có văn hoá xếp hàng, chỗ nào có thể len được là ta cứ đi, ta mù màu nên không cần biết xanh hay đỏ nó thế nào. Tắc lại chửi đổng. Nghe một đại biểu HĐND thành phố chất vấn “trong thập niên qua, Hà Nội chẳng di được cái bệnh viện và trường đại học nào ra ngoài thành phố?". Phó chủ tịch lúng túng !

Nếu vị kia hỏi tôi câu đó, tôi nói luôn và ngay rằng di ra ngoài làm sao được mà di. Các giảng viên, GS, TS…còn bận với mô hình liên kết, đại học tư, trung tâm này nọ. Ra ngoại thành thì chạy sô như thế nào, làm sao di chuyển kịp thời gian giữa trường nọ với trường kia, trung tâm nọ, trung tâm kia. Mà chạy sô có thu nhập cao hơn gấp nhiều lần lương thế mới chết chứ!

Ra ngoại thành thì "sống bằng niềm tin", đói à! GS, bác sĩ cũng vậy, ai mà chẳng có phòng khám tư, không có cũng phải hợp đồng, cũng phải chạy sô. 16h30 là có mặt tại phòng khám theo hẹn với một bệnh nhân A,B,C… được đưa từ bệnh viện công về, để rồi có thu nhập chân chính ngoài luồng gấp vài chục lần lương. Quyền lợi của các vị này vào loại khủng, lại đều có máu mặt tại nơi công tác, viện đủ lý do không di dời, không đặt bút ký thì Chính phủ có quyết tâm đến mấy, cũng "di vào mắt".

Mà không di dời thì còn tắc, còn chịu thuế, phí cao dài dài. Lại chửi đổng. Người dân bình thường, khi tắc đường thường hay coi cái chính sách quản lý và hạ tầng yếu kém, còn mình thì cứ bám lấy mặt đường mà buôn bán. Dừng đỗ xe lung tung, cái gì cũng muốn tiện, chỉ muốn ghé xe máy, nhấc mông móc ví và đi luôn. Trăm vạn người thấy tiện, thế là thắt cổ chai, là tắc đường. Thấy thế lại chửi chứ nhất quyết không nhận là mình cũng góp phần làm nên cái tắc, cái sai.

Hôm trước ngồi nhâm nhi café ở đường Trường Chinh (Hà Nội), một anh nhìn vẻ bề ngoài trí thức, như du học ở nước ngoài về. Đầu đội mũ “phớt”, chân đi giày tây, lưng đeo cặp da, tay xách iPad, kính trắng. Không những vượt đèn đỏ mà còn đi ngược chiều một đoạn khá dài, dựng xe, khoan thai bước vào quán: Cho "ny lâu đá" rồi bi bô rằng VN bao giờ mới khá lên được. Tây sang đây sợ cái giao thông nhốn nháo, không có luật lệ như ở VN!

Tôi nghĩ bụng, mình mà là dân phòng thì hồi nãy hắn vượt đèn đỏ và đi ngược chiều sẽ quăng cho mẻ lưới, nếu chưa dừng, cho tiếp cái dùi cui thọc vào bánh xe, nếu cãi cho ăn mấy cái đoản sắt vào lưng (dân phòng đánh người không đội mũ bảo hiểm, Bình Chánh TP HCM, 7/12 ).

Phải nói là dân mình cũng có lòng tự trọng cao. Ông hàng xóm có ôtô thì mình cũng phải có; đồng nghiệp có ôtô thì mình cũng phải có; họ hàng có người có ôtô mình cũng phải có; đối tác có ôtô mình cũng phải có. Nếu không có thì chiến lược quảng cáo hình ảnh của bản thân coi như thiếu đi một phần quan trọng. Và xã hội nhìn vào hồ sơ năng lực của mình với ánh mắt và điệu cười nhếch mép-không đáng tin cậy.

Thế là phải sắm và ôtô xuống phố chóng hết cả, hạ tầng không sao đỡ kịp. Tắc lại chửi. Hôm trước đại biểu Quốc hội chất vấn bộ trưởng Thăng, đại loại bộ trưởng chốt cho khi nào, bao giờ hết tắc? Câu hỏi nổi tiếng của vị đại biểu lúc đó sốt xình xịch trên các trang mạng và mạng xã hội. Đương nhiên câu hỏi đánh đố không nhận được câu trả lời thoả đáng.

Trong các bác ngồi đây có bác hỏi: Nếu có giấc mơ được làm bộ trưởng GT, anh(chị) sẽ làm gì để cải thiện tình trạng ách tắc này? Ngồi mà nghĩ ra lý thuyết thì qua dễ. Đầu tiên qui hoạch lại đô thị. Nơi nào nông nghiệp, nơi nào công nghiệp, nơi nào tiểu thủ công, làng nghề, xếp các ông ra một vài nơi. Nơi nào dịch vụ, đại siêu thị, bến xe, bến tàu xếp các ông ra một nơi. Trường Đại học, trung tâm nghiên cứu, công nghệ cao xếp các ông ra một nơi. Bệnh Viện, trung tâm y tế, trường phổ thông xếp các ông xen kẽ.

Khu dân cư thì quy hoạch lại, nội đô giãn ra, mật độ xây dựng thưa đi, chủ yếu cải tạo giữ gìn kiến trúc cũ, khu đô thị mới hãy xa ra, hiện đại vào, đồng bộ hạ tầng và an sinh. Trung tâm chính trị, hành chính xếp ra một góc, khu ngoại giao xếp ra một góc... Trục xuyên tâm, hướng tâm, vành đai mở rộng, đền bù thoả đáng, tái định cư ổn thoả, đào tạo mới ngành nghề phù hợp cho người dân mất đất. Cầu vượt trên cao, hầm vượt, tàu điện ngầm, xe bus, nhà ga đầu tư đồng bộ, hoành tráng, giảm xe cá nhân, đánh thuế cao…. Thế là hết tắc ngay! Nhưng tiền đâu?! Khó nhất là lấy tiền từ đâu ra, người tài lấy đâu ra. Chống tham nhũng, bảo đảm nguồn vốn thế nào?

Nhà nghèo không thể đập đi xây lại từ đầu được, phải chấp nhận chắp vá và manh mún? Nhưng chắp vá như thế nào, manh mún như thế nào để khéo ăn thì no, khéo co thì ấm? Để thằng cả, thằng hai, cô ba, cô út… được công bằng, lợi ích nhóm của chúng được đảm bảo thế nào mà không xáo trộn truyền thống gia đình? Vấn đề của cả một dân tộc, của cả một thời đại và nhiều thế hệ đấy! Vĩ mô lắm ! Dạ "em" chưa đủ tài ạ.

Nói tóm lại, các bác bớt bức xúc đi. Vấn đề mua ôtô vừa rẻ, vừa đẹp, vừa bền, vừa sang mà lại tẹt ga không sợ va (chạm), vừa được sống trong những căn hộ cao cấp tại khu đất vàng, vừa thoải mái ngắm hàng sấu già xen lẫn thảm cỏ xanh đến tận chân mây, vừa mở cửa sổ trời panorama hít căng O2 qua đường mũi và xì CO2 qua đường khác thì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cả nhà nước và mỗi chúng ta đều phải chia sẻ và rất cố gắng.

Khó nhất, đau đầu nhất là nút thắt cổ chai, đó là luật pháp và cơ chế, tiền và người tài, người có tâm, đạo đức giữa lợi ích nhóm với cộng đồng, sự chia sẻ của toàn xã hội. Chửi đổng không giải quyết được vấn đề gì đâu. Bác nào bắt nhịp bài hát trong bộ phim “Bao giờ đến tháng mười" cho rộn ràng mùa giáng sinh nào.

Nguyễn Phúc Tâm

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Vụ này có liên quan đến nhà hàng Tre Việt đây. Lão IF nghe không biết có liên quan gì Nhà hàng này không mà rất hay tổ chức các chương trình, rồi rủ anh em đến nhậu nhẹt ở đâyBản tin chào buổi sáng! - Page 4 36_21_32




Người đàn ông bị trói, lột quần áo trong trời rét buốt


Anh Hùng bị nhóm người đưa lên xe Camry chở ra sát bờ sông Hồng trói tay chân và hành hung. Bà chủ cũ lột toàn bộ quần áo của anh chỉ để duy nhất chiếc quần nhỏ che thân.


Ngày 13/12, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã tạm giữ Nguyễn Thị Ngân (34 tuổi, chủ nhà hàng Tre Place trên đường An Dương Vương) để điều tra về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.

Cùng bị tạm giữ với Ngân còn có 6 người khác, trong đó có 4 nhân viên dưới quyền của Ngân. Những người này bị nhà chức trách điều tra về hành vi cướp tài sản và bắt giữ người trái pháp luật.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 Gay_1412
Chiếc gậy và dây trói là tang vật vụ án. Ảnh: Thái Thịnh.
Chiều 12/12, Phạm Tấn Hùng (42 tuổi, ở Khánh Hòa) trình báo Công an phường Phú Thượng về việc bị 3 đồng nghiệp cũ trói tay chân để cho Ngân sử dụng thắt lưng da và giày đánh. Tại đây, bà chủ cũ của Hùng còn lột toàn bộ quần áo đến khi trên người nạn nhân chỉ còn chiếc quần nhỏ để che thân.

Theo kết quả xác minh, anh Hùng từng làm việc tại quán của Nguyễn Thị Ngân. Do nảy sinh mâu thuẫn với bà chủ, người này bị đuổi việc. Hùng và Nguyễn Thị Ngân vẫn thường xuyên gọi điện và nhắn tin nói xấu nhau.

Hôm xảy ra vụ việc (12/12), anh Hùng đến quán đòi chiếc điện thoại do hai nhân viên đang giữ. Vào quán, Hùng bị giữ lại và bị bà chủ dùng gậy đánh golf đánh. Thấy khách đến, một số người trong quán dùng dây vải trói tay đưa nạn nhân đưa lên ôtô chở ra khu vực bờ sông tiếp tục hành hung.

Theo công an quận Tây Hồ, kết quả khám thương sơ bộ cho thấy, Hùng bị sưng vùng quai hàm bên trái, vùng ngực, bụng. Hai chân của nạn nhân cũng có nhiều vết xây sát, bầm tím, tấy đỏ.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Ngân và những người có liên quan đã thừa nhận các hành vi của mình.
Thái Thịnh

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Bi hài chuyện quà Noel của trẻ
22/12/2011 16:08 (GMT +7)

Mở "Thư gửi ông già Noel" của con do cô giáo đưa, chị Nhung vừa lo vừa buồn cười: "Ông ơi, ông tặng cháu bộ Lego Harry Potter nhé (ông nhớ mua ở cửa hàng Lego House, đừng mua ở chợ, dởm lắm)".

Cậu con trai đầu lòng của chị Nhung đang học lớp 3 tại một trường tiểu học tư ở Mỹ Đình, Hà Nội. Gần đến giáng sinh, cô giáo hướng dẫn các em tự viết thư nói lên mong ước rồi cô kín đáo đưa cho bố mẹ để phụ huynh mua quà cho con.
"Mình biết thừa cu cậu ham xếp hình, nhưng vẫn choáng vì bộ đồ chơi con thích có giá chả rẻ tí nào, nhất lại không được là "hàng chợ". Dẫu sao thì trưa nay cũng phải tranh thủ ghé qua cửa hàng sắm quà cho con", chị Nhung cười nói.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 Noel1
Nhiều trường hợp, phụ huynh còn bị "hớ" khi lỡ bị các bé phát giác là "ông Noel giả".
Sáng nay đưa con tới lớp, gặp các phụ huynh khác, chị Nhung mới biết, không ít người còn đau đầu hơn chị khi biết món quà con muốn được nhận, như: "Ông chọn một trong những thứ này nhé: Ipad, PSP, đĩa phim Puss in boot bản HD hoặc đĩa phim Giáng sinh phiêu lưu kí bản HD..."; hay "Ba tanh loại 2 hàng bánh vì một hàng cháu không biết đi", rồi "khẩu súng bắn ra đạn đồ chơi", "một bộ nấu ăn (thật nhé)"...
Có bé còn nhắn nhủ: "Cháu không cần quà, cháu chúc ông Noel không phải tặng quà vì cháu lo ông sẽ nghèo"...
Theo truyền thống ở nhiều nước phương Tây, giáng sinh là dịp trẻ nhỏ được nhận quà từ ông già Noel. Vài năm trở lại đây, nét văn hóa đẹp này cũng du nhập vào Việt Nam. Vào những dịp này, nếu có con nhỏ, các bậc phụ huynh thường tự nghĩ ra những món đồ ngộ nghĩnh đáng yêu tặng bé. Với những bé lớn hơn, bố mẹ thường gợi ý để con nói, viết những điều ước của mình, rồi kín đáo mua, tặng hay nhờ dịch vụ chuyển quà tới con.
Tại nhiều trường mầm non, tiểu học, các cô giáo cũng khuyến khích, giúp trẻ viết ra mong muốn của mình, rồi kết hợp với phụ huynh, tạo ra những món quà bất ngờ cho các bé. Tuy nhiên, cũng vì điều này mà không ít mẹ lâm vào cảnh dở khóc dở cười.
Có con gái 5 tuổi đang học tại một trường mầm non chất lượng cao tại Từ Liêm, Hà Nội, sáng qua, chị Huệ (Cầu Diễn, Hà Nội) đi làm muộn vì cô bé khóc ròng từ lúc ngủ dậy, khi không thấy lá thư của mình gửi ông già Noel đâu. "Thư này là con đọc rồi cô giáo viết hộ. Cô bảo con mang về rồi gửi bố mẹ thì mới được ông tặng quà. Chẳng hiểu thư để đâu mà về bố mẹ tìm chẳng thấy, thế là con bé khóc lặng đi, than mất thư là ông già Noel không đọc được, không có quà", chị Huệ kể.
Mẹ dỗ dành thế nào, cô bé cũng không nghe. Mãi tới khi mẹ bảo sẽ giúp bé viết lại thư và "chuyển phát nhanh" ngay cho ông Noel thì con mới chịu nín. "Hôm qua mình đã phải tranh thủ trốn giờ làm đi mua cho con cái chụp tai hồng - món mà con ao ước - rồi đợi đến đêm con ngủ mới lọ mọ dậy gói quà để sáng nay mang tới trường nhờ các chú Noel gửi cho bé", chị Huệ kể thêm.
Vì muốn giữ cho con một thế giới tuổi thơ kỳ diệu như trong cổ tích, hầu hết các bố mẹ đều cố gắng biến mong mỏi của con thành sự thật. Thế nhưng, có nhiều điều ước của các bé làm khó bố mẹ, vì vượt quá khả năng kinh tế hoặc là những thứ mà phụ huynh không thể đáp ứng.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 Noel2
Vì muốn giữ cho con một thế giới tuổi thơ kỳ diệu như trong cổ tích, hầu hết các bố mẹ đều cố gắng biến mong mỏi của con thành sự thật.
Chia sẻ trên một trang web, một bà mẹ có con gái học lớp 3 kể, chị "choáng" khi đọc thư của con gửi cho ông già Noel: "Năm nay cháu đã ngoan hết cỡ rồi ông ạ... Nếu ông còn thừa tiền, ông mua thêm cho cháu một cái [color:2828=#006400! important]máy tính bảng galaxy tab 10.1 ông nhé. Thank you Santa".
"Khổ thân, mẹ cháu làm gì có tiền mà sắm cho con món này. Con gái em chắc xem nhiều VietNam Next Top Model, thấy đọc giải thưởng cho các cô người mẫu, nên bị nhiễm", chị thổ lộ trên diễn đàn.
Muốn dành tặng cô con gái 4 tuổi một niềm vui bất ngờ, năm nay, anh Hưng đã sắm sẵn một bộ đồ đỏ, dự định sẽ hóa trang thành ông già Noel, tặng quà cho con. Thế nhưng, điều ước của cô con gái khiến vợ chồng anh toát mồ hôi: "Con muốn có một ông già tuyết thật to. Nhưng khi tặng quà cho con, ông không được đi vào bằng cửa chính, mà phải leo qua cửa sổ. Con sẽ đứng ở cửa sổ đợi ông".
"Nhà mình ở chung cư, tầng 11, biết làm thế nào? Mà giải thích với con sao đây, nếu không thể leo lên từ cửa sổ?", anh Hưng gãi đầu.
Nhiều trường hợp, phụ huynh còn bị "hớ" khi lỡ bị các bé phát giác là "ông Noel giả".
Chị Tuyết (Tây Hồ, Hà Nội) kể, mấy năm trước, vào dịp giáng sinh, ban phụ huynh lớp con gái chị học thống nhất cử một bố - có dáng bệ vệ - hóa trang làm ông già Noel mang quà đến trường tặng các bé. Năm đầu tiên thực hiện - các bé học lớp 1 - cả lớp đã há hốc mồm ngạc nhiên rồi vui sướng, reo hò ầm ĩ khi "ông" tới phát quà. Năm thứ hai, một số em trong lớp đã nhìn ông "nghi nghi" rồi tới sờ nắn, tra hỏi "ông" rất kỹ. Sang năm thứ 3, khi "ông" vừa xuất hiện ở cửa lớp thì các bạn kêu to: "A, bác Minh, bố Bảo Nam đây mà!".
"Năm nay, rút kinh nghiệm, ông già Noel không dám đến nữa, các bố mẹ chỉ chuẩn bị quà để đầu giường cho con thôi", chị Tuyết kể.
Vợ chồng chị Chung (Gia Lâm, Hà Nội) cũng bị một trận hố to khi nhờ dịch vụ ông già Noel chuyển quà cho con hồi năm ngoái. "Cậu thanh niên đóng giả Santa cứ gọi bọn mình là anh chị, rồi đội nguyên mũ bảo hiểm vào đưa quà cho con trai mình. Thằng bé vốn láu cá bảo ngay: "Chú Noel ơi, chú cũng sợ bị công an phạt à"", chị Chung kể. Năm nay, đọc "điều ước" của con, chị không nín cười nổi khi cháu viết: "Gửi ông già Noel (tức bố), con muốn có một chiếc cặp Pen 10 ạ!".
Theo Vương Linh
VnExpress

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Miễn nhiệm Chủ tịch Tập đoàn Điện lực
04/02/2012 10:29 (GMT +7)
Thủ tướng quyết vừa ký quyết định thôi chức chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng.

Theo quyết định vừa được ký, ông Đào Văn Hưng sẽ thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Cựu lãnh đạo EVN sẽ về nhận công tác tại Bộ Công Thương. Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ cụ thể của ông Đào Văn Hưng do bộ trưởng Công Thương phân công.

Ông Đào Văn Hưng nguyên là Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam vào tháng 10/2007. Tháng 2/2011, sau khi EVN chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH Một thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Hưng tiếp tục được Thủ tướng phê chuẩn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 24
Ông Đào Văn Hưng. Ảnh: EVN
Tháng 7/2010, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam ông Đào Văn Hưng gây xôn xao dư luận với tuyên bố "có cắt điện hay không chỉ Ngọc Hoàng mới trả lời được". Vài tháng sau phát ngôn của ông Hưng, lãnh đạo Bộ Công Thương đã đăng đàn nhắc nhở ngành điện cần có cách ứng xử, lời nói phù hợp.
Vài năm gần đây, khi ông Hưng vẫn làm Chủ tịch EVN, tập đoàn này hoạt động kém hiệu quả. Theo Kiểm toán Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ Tập đoàn Điện lực (EVN) lên tới gần 50.000 tỷ đồng, trong đó chiếm gần 90% là vào những công ty con. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thu về khoảng 540 tỷ đồng, đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư chỉ hơn 1%.
EVN đã đầu tư trên 2.100 tỷ đồng vào 4 lĩnh vực nhạy cảm và ngoài ngành kinh doanh chính như bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính chiếm 3,27% vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, tập đoàn này đầu tư 100% vốn vào Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telcom), với số vốn đầu tư tính đến 31/12/2010 lên tới 2.442 tỷ đồng nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đã giảm tới 42% so với năm 2009.
Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất của EVN Telecom đi xuống rất nhanh. Nếu như năm 2008 lợi nhuận đạt được 93,8 tỷ đồng thì 2009 giảm còn 8,3 tỷ đồng và chuyển thành lỗ trên 1.050 tỷ đồng năm 2010. Năm 2011, Thủ tướng đã quyết định chuyển giao toàn bộ EVN Telecom cho Viettel.
Năm 2011, EVN cho biết lỗ 3.500 tỷ đồng.
Theo VnExpress

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Nam Định: Khu dân cư kỳ dị nhà nào cũng bị "thánh vật" vì lấn "đất thiêng"




Khu dân cư chỉ có 10 nóc nhà, thì 10 gia đình đó là 10 bi kịch khi tất cả các nhà đều không có người điên loạn, thì cũng có người mắc trọng bệnh, nằm chờ “thần chết viếng thăm”. Ngày xưa khi mới đến và thấy chuyện lạ, người ta còn đoán mò rằng có thể khu vực có độc chất gì đó, hoặc vì điều kiện địa lý nào đó ảnh hưởng đến người sống. Thế nhưng thời gian gần đây, khi “trục vớt” được tấm bia đá cổ gần 400 năm tuổi và nghi ngờ đây là “vùng đất thiêng”, người ta lại đổ lỗi những tai ương là đến từ… ma quỷ.
Câu chuyện xảy ra ở khu dân cư làng Thông Khê, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) không chỉ xôn xao dư luận mà còn giáng những “đòn tâm lý” tai ương đến 10 hộ gia đình này: Đi không được, ở lại cũng không xong.
Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 0d03cc4e4926ba979fab05d78cca27c9_40914199.images651269h2
Khung cảnh Phủ Thông hoang tàn

Bia đá “báo mộng”?


Chuyện nhà nào trong khu dân cư này cũng gặp tai ương thì người dân địa phương đã biết từ lâu, nhưng chuyện bia đá biết “báo mộng” thì bây giờ người ta mới biết. Chị Nguyễn Thị Hoài (42 tuổi, chủ cửa hiệu mỹ viện ảnh đối diện ngay lối đi duy nhất vào khu quẩn thể Phủ Thông trước đây) dẫn chúng tôi vào khu đất hoang và chỉ nơi đặt tấm bia tạm thời. Như một người “hướng dẫn chuyên nghiệp”, chị nhớ rành rọt từng chi tiết về việc trục vớt được bia, về lịch sử của tấm bia và những câu chuyện liên quan đến tấm bia vì theo người phụ nữ này, chị chính là “chìa khóa” của sự việc – là người được tấm bia “báo mộng”.

Nguyên căn của việc chị trở thành người trông bia “bất đắc dĩ” là sau nhiều năm gia đình liên tục gặp hoạn nạn, mẹ chị ốm liệt giường tưởng không qua khỏi, khi “đi xem” thì “thầy bói” bảo phải lập miếu thờ may ra mới qua khỏi. Kể từ ngày gia đình chị lập miếu, ngày ngày hương khói, cùng với việc thường xuyên tới cửa Phật, chị cho rằng không chỉ bệnh tình của người mẹ thuyên giảm mà còn dần khỏe lại, gia đình ngày càng “ăn nên làm ra”.

Rồi một đêm chị Hoài nằm mơ thấy có một “vị thần” dẫn chị ra tận bờ ao phía Bắc, trước đây là ao của khu Phủ Thông chỉ vị trí tấm bia mà nói: “Tấm bia này chứa đựng rất nhiều điều mà đến nay nhiều người vẫn chưa biết”. “Sáng hôm sau tỉnh dậy tôi ra bờ ao, nhớ lại chuyện trong mơ nên đưa tay xuống vị trí đó và giật bắn người khi tay chạm ngay đúng một vật giống như bia đá”, chị Hoài thuật lại.

Nhân dịp người dân tát ao, chị xin ý kiến các cụ trong làng cho trục vớt tấm bia và mọi việc diễn ra thuận lợi. Mời cả những người giỏi chữ nho trong vùng về đọc nội dung ghi trên tấm bia, dù có những đoạn do thời gian quá lâu nên chữ bị mờ, tróc nhưng mọi người vẫn không khỏi giật mình kinh hãi khi biết nội dung của tấm bia đó ghi lại công đức của bà chúa Thông Khê. Về tên thật của bà mà trong lịch sử còn nhiều tranh cãi, có người cho rằng bà mang họ Phùng nhưng theo bia đá thì chắc chắn bà mang họ Trần. Cũng theo tấm bia này, khu đất mình đang ở có tên “quần thể Phủ Thông” trước đây nằm trong hệ thống quần thể di tích Phủ Giầy (thờ mẫu Liễu Hạnh) mà khách thập phương ai cũng biết tới.

Từ sự việc này, những người trong khu dân cư mới lần về nguồn gốc khu đất mình đang ở và được biết nơi này trước đây là chùa Quang Minh gồm nhiều đền phủ, nhiều dãy nhà ngang, nhà dọc to lớn.... Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những dinh cơ miếu mạo này phần bị phá hủy bởi chiến tranh, phần được chuyển sang làm trường học, trụ sở của các cơ quan...

Hiện dấu tích còn lại của khu phủ xưa chỉ còn lại một gian nhà hoang tàn, cột kèo được chạm khác tinh tế và mái lợp ngói mũi hài. Diện tích đất hiện nay còn khoảng 2000 mét vuông, do Công ty giống cây trồng Nam Định quản lý và dù là “khu đất vàng” ngay cạnh trung tâm nhưng nhiều năm nay đã bị “bỏ quên”, tiêu điều xơ xác như một khu đất hoang.

Những ngôi nhà cấp bốn trước đây là nhà kho đã xuống cấp sập mái, chỉ còn trơ lại những bức tường gạch nham nhở. Khu ao hai bên cũng đã bị “thu hẹp” và thuộc quản lý của các hộ gia đình nhận đấu thầu. “Tâm điểm dư luận” chính là 10 gia đình đã được chính quyền xã tổ chức đấu thầu, chia ô, cắt khoảnh một diện tích nhỏ trong khu vực này làm làm đất thổ cư.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 42604687fce3780d637fe896aaa3b801_40914201.images651270h1
Tấm bia đá biết “báo mộng”

“Trả giá” vì chiếm đất “người cõi âm”?

Biết chuyện nhiều năm nay mình đang sống trên “đất thiêng”, người ta mới giật mình nhận ra “thủ phạm” của việc vì sao nhiều năm nay các gia đình trong khu vực này lại liên tục gặp phải tai ương, điên loạn và những tai nạn bất thường như vậy. Tất cả các gia đình sau khi được nhận đất đến làm nhà tại đây không gặp chuyện này thì cũng xảy ra chuyện nọ: Nhà thì có người lâm trọng bệnh mà y học “bó tay”, nhà thì có người điên loạn.

Người ta cho rằng một trong những gia đình đã bị làm “vật tế thần” đầu tiên là gia đình xây nhà trên đường vào khu Phủ Thông trước đây. Đó là gia đình ông Trương Văn H (60 tuổi) có hai con trai là 37 và 35 tuổi đều phát điên, dù gia đình đã đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. Mới đây trong một lần lên cơn điên dại, gia đình ông đã phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền địa phương nhưng khi công an xã đến, một người con trai đã vác dao chém cả công an. Không còn cách nào khác, chính quyền địa phương đã phải “hộ tống” thanh niên này vào trại điên chữa bệnh bắt buộc vì sợ anh chàng có những hành động gây nguy hiểm cho gia đình và làng xóm.

Bên cạnh đó cũng là một bi kịch khác. Gia đình ông hàng xóm Trần Văn B (50 tuổi) có một cậu con trai duy nhất là niềm hy vọng, là “hạt giống đỏ” của cả gia đình. Từ bé cậu trai đã học rất giỏi, không phụ lòng cha mẹ, xong cấp phổ thông thì thi đỗ 3 trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Cậu chọn học Trường Đại học Xây dựng, mong muốn khi tốt nghiệp sẽ trở thành kỹ sư giỏi góp ích cho xã hội.

Lên Thủ đô, cậu chuyên tâm học tập, có thời điểm được một tập đoàn kinh tế nhận tài trợ du học nước ngoài. Khi cậu sinh viên đang phân vân suy nghĩ thì đột nhiên có những biểu hiện bất thường như tự bỏ học đi lang thang ngoài đường vài ba ngày. Tháy lạ, bạn bè gọi điện về nhà cho bố mẹ cậu. Hớt hải bắt xe lên, chứng kiến cảnh con trai đầu bù tóc rối, quần áo lem luốc mà ông bà không tin đó là con mình, đành bấm bụng xin nhà trường bảo lưu kết quả học tập để gia đình đưa con về nhà chữa chạy, hi vọng sẽ khỏi bệnh rồi tiếp tục theo học.

Lúc đầu ông bà cũng chỉ nghĩ con trai học nhiều quá mà bị “ngộ chữ” chứ chẳng chịu tin con mình bị điên. Tuy nhiên đến nay đã 3 năm trôi qua nhưng bệnh tình của cậu trai vẫn không hề thuyên giảm, ông bà phải cắt cử người theo dõi con hàng ngày. “Ấy thế mà em nó giải toán, lý, hóa vẫn còn rất chuẩn khi mấy cháu đi học về nhờ giải giúp. Còn sinh hoạt hàng ngày khác thì em nó vẫn có những biểu hiện tâm thần”, ông B buồn rầu.

Cũng trên con đường dẫn vào khu Phủ Thông, gia đình ông Nguyễn Văn N cũng mang bi kịch “tai ương trên trời rơi xuống” khác. Cả hai ông bà có thời gian từng làm ngân hàng huyện, nay đã nghỉ hưu. Khi đấu thầu được mảnh đất ở trung tâm mặt đường, những tưởng xây xong nhà là gia đình “ăn nên làm ra”, lấy đó làm nơi phát triển kinh doanh.

Thế nhưng nhà mới xây chưa kịp ở thì ông bị tai biến mạch máu não nằm liệt giường, kinh tế gia đình sa sút, bà vợ phải bỏ hết mọi công việc để ngày ngày chăm lo cơm nước, thuốc thang cho chồng. Khi ông chồng vẫn đang điều trị bệnh thì đúng một năm sau bà cũng bị tai biến. Không còn gì khổ hơn khi hai góc nhà là hai chiếc giường cho đôi vợ chồng nằm bất động, con cháu phải thay nhau chăm sóc.

10 gia đình nằm trên đất phủ xưa là 10 bi kịch, không có người gặp hoạn nạn ốm đau thì cũng có người điên loạn: Gia đình Phạm Văn S có con trai nhiều năm nay bị điên loạn; gia đình bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn T.T, ông Bùi Văn V, ông Lê Văn T, ông Nguyễn Văn T… đều có người mắc bệnh nan y như bệnh ung thư gan, xuất huyết dạ dầy; có người mất khi tuổi còn khá trẻ, có người vẫn còn đang mang bệnh trong người, không biết khi nào tử thần gọi đến tên?

Những ngày phát hiện ra bia đá là những ngày người dân trong khu vực “thất điên bát đảo” vì lo sợ, kinh hãi. Đem chuyện hỏi những vị cao niên trong làng thì sau một hồi lục lại suy nghĩ, nhiều người cũng nhớ ra những sự lạ như cụ Nguyễn Văn Côi (năm nay đã ngoài 90 tuổi): “Ngày tôi còn nhỏ, thấy hội phủ to lắm, người khắp nơi về dự lễ hội có khi tới 10 ngày, sau này chiến tranh tàn phá nhưng khu vực đất này vẫn còn “linh thiêng”. Khi cô con gái tôi lên 9 – 10 tuổi đi chăn trâu, nhiều hôm chạy về kinh hãi gọi bố ra xem, đến nơi thấy một đôi rắn mào đang uốn lượn trên những ngọn nhãn, cây mít trong đất phủ”.

“Chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên”

Để tìm hiểu về sự việc có thật hay không chuyện vì lấn “đất thiêng” mà người sống tại đây gặp nhiều tai ương, nhóm phóng viên chúng tôi đã tìm gặp nhiều người có chức năng tại địa phương. Ông Bùi Văn Tam, Nhà nghiên cứu lịch sử Nam Định, từng có nhiều năm nghiên cứu về vùng đất Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản) cho biết: “Sau khi phát hiện bia đá, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu, tra cứu nội dung bia. Thật đáng tiếc là do lịch sử và thời gian mà quần thể di tích Phủ Thông không còn.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 3a44927f9040fed01285116ec578ee45_40914204.images651271h3
Nhà sử học Bùi Văn Tam: “Khu đất nằm ở thế đắc địa “rồng chầu, phượng múa””
Theo như tư liệu trước đây, khi lập đình, chùa, miếu, phủ… người xưa thường chọn vị trí đắc địa nhất, nơi đất cao ráo, có thế đất “rồng chầu, phượng múa”. Nếu nhìn tổng thể thì Phủ Thông nằm ở vị trí đầu rồng theo hướng Nam, hai ao phía hai bên tượng trưng cho đôi mắt rồng và người xưa cho rằng đây là một nơi đất thiêng”.

Cũng theo ông Tam, với những chứng cứ lịch sử, có thể khẳng định chắc chắn Phủ Thông thuộc quần thể di tích Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, nơi mà du khách thập phương vào dịp lễ tết và nhất là vào mùa chính hội tháng ba vẫn thường trở về cầu cho quốc thái, dân an, gia đình bình yên, xã hội phát triển. “Chúng tôi sẽ cố gắng dịch xong sớm và công bố rộng rãi nội dung tấm bia về Phủ Thông tới mọi người”, ông cho biết thêm.

Thực hư thì chưa rõ, nhưng sau ngày phát hiện ra sự việc thì khu vực trở nên hoang vắng hẳn bởi chẳng có nhiều người muốn bước chân vào vùng đất “gieo rắc tai ương” này. Người địa phương cho biết trước đây nhiều gia đình gần đất phủ có ý định lấn chiếm thêm một chút ra phía sau, nhưng từ khi tìm thấy bia đá cổ thì “có cho thêm tiền cũng chẳng dám động vào đất của người âm nữa” như lời một phụ nữ nói. Có một ưu điểm nữa là sau sự việc khu vực bỗng… sạch sẽ hẳn lên, ví dụ như việc ao nước trong phủ trước đây là nơi người ta cứ tiện tay là vứt rác, nay thì mọi người chẳng bị ai cấm mà không dám bén mảng đến, sợ “làm ô uế đất thiêng”.

Ông Trần Văn Quân, Trưởng ban văn hóa xã Cộng Hòa cũng xác nhận sự việc địa phương phát hiện, tìm được bia đá cổ và đã nhờ cán bộ Phòng Văn hóa huyện cùng nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Văn Tam tổ chức nghiên cứu, dịch lại nội dung của tấm bia bởi đây là một chứng tích quan trọng về khu quần thể di tích Phủ Thông đã bị chiến tranh phá hủy. Theo ông Quân, việc những gia đình ở gần khu vực Phủ Thông gặp những bất hạnh trong cuộc sống là có thực, tuy nhiên “đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và do người dân thêu dệt thêm để nói về sự linh thiêng của khu quần thể di tích Phủ Thông”.

Bí mật trên tấm bia cổ:

Theo nhà sử học Bùi Văn Tam, tấm bia đá về bà chúa Thông Khê cho biết bà có tên thật là Trần Thị Ngọc Đài, sinh ra vào cuối thế kỷ XVI (tương truyền vào năm chúa Liễu Hạnh mất khoảng năm 1577). Được chúa Trịnh Tráng (Văn tổ Nghị Vương) đưa về dinh lập thành Dương Phi rồi sinh ra chúa Trịnh Tạc. Vì thế khi con trai làm chúa, bà được phong là Thái phi và mất năm Kỷ Dậu 1669, thọ 93 tuổi. Bà không chỉ là người có tài sắc vẹn toàn mà còn có nhiều công lao trong việc mở mang kinh tế, văn hóa cho quê hương Vụ Bản, được dân gian tôn vinh thành “một trong sáu sự kỳ lạ của đất Thiên Bản”. Sau ngày bà mất người dân nơi đây đã đúc tượng đồng thờ bà cùng với Mẫu Liễu Hạnh.

Để tưởng nhớ công ơn của bà người dân nơi đây đã lập bia nói lên công đức ấy. Bia đá có niên hiệu Dương Hòa – Thời kỳ nhà Lê năm thứ 6 (1640), chiều cao 1,55 mét, rộng 0,9 mét và dày 0,16 mét; được chạm khắc rồng nổi, hoa điêu. Trên bia đá được lập thành 3 phần: Phần thứ nhất nêu lên lịch sử và những lần tôn tạo của chùa Pháp Quang nằm trong quần thể chùa Thông; Phần hai về số ruộng mà bà chúa Ngọc Đài công đức vào chùa; Phần thứ ba là thơ ca, ca ngợi công đức của bà, cảnh đẹp, phồn thịnh của quê hương đất Thiên Bản. Trong bia đá còn ghi rất rõ diện tích của Phủ Thông là hai mẫu (tương đương với 5 ngàn mét vuông, gồm cả hai ao bên cạnh chùa). Bia đá khẳng định năm 1629 (năm Kỷ Tỵ) chùa Pháp Quang đã được xây toàn bộ bằng gạch, lập ngói.


Theo: PLVN

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú


Ly kỳ chụp ảnh ma



21/02/2012 06:04


Cho đến nay, câu hỏi: Có hay không sự tồn tại của thế giới tâm linh vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. Bất cứ sự đồn đoán, khẳng định hay phủ định câu hỏi này đều là ý kiến của cá nhân chứ chưa có bất cứ cơ sở khoa học nào để đi tới kết luận cuối cùng.
Thời gian gần đây, dư luận xì xào bàn tán về những “bức ảnh chụp ma” cùng những câu chuyện kỳ bí mang đậm màu sắc tâm linh xung quanh những bức ảnh này. Đã có rất nhiều ý kiến của những chuyên gia về những bức ảnh đó.


Người thì cho rằng đó là lỗi kỹ thuật máy ảnh, là ảo giác của mắt, người thì cho rằng đó chỉ là một trò đùa photoshop kích thích tò mò… nhưng tựu chung, những khẳng định hay phủ định ấy đều để trả lời cho câu hỏi: Có hay không thế giới tâm linh? Nếu có thì những linh hồn tồn tại ở dạng gì?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải hiện là Chủ nhiệm bộ môn Thông tin Dự báo, Thiếu tướng Chu Phác hiện là Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Cả hai người đều là những nhà ngoại cảm có uy tín.


Qua nhiều năm, họ và nhiều người khác nữa đã chụp, sưu tập hàng nghìn bức ảnh được cho là ảnh của người âm. Bản thân nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đang là chủ nhiệm đề tài khoa học về sự tồn tại của vong hồn qua những bức ảnh. Những lập luận hay chứng cứ họ đưa ra đang gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận.

Từ những vòng tròn kỳ lạ

Cho đến nay, câu hỏi: Có hay không sự tồn tại của thế giới tâm linh vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. Bất cứ sự đồn đoán, khẳng định hay phủ định câu hỏi này đều là ý kiến của cá nhân chứ chưa có bất cứ cơ sở khoa học nào để đi tới kết luận cuối cùng.

Qua giai đoạn của những hiện tượng áp vong, vong nhập để tìm mộ thì đến giờ, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải lại khẳng định, có thể chụp được ảnh cho vong. Theo giải thích của ông Giác Hải, trước đây, do chúng ta dùng máy ảnh film 100ASA (chụp thể thao cũng chỉ tối đa đến 300ASA) có độ nhạy sáng thấp nên rất khó chụp ảnh vong. Tuy nhiên, phải rửa ảnh ra thì mới biết được.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 29
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải bên chồng ảnh người âm đã chụp và sưu tập

Đợt đi công tác cùng Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người từ Hà Nội vào Đà Lạt, sau khi dự hội thảo xong, Ban Tổ chức có bố trí cho đoàn công tác tham quan “ngôi nhà ma” nổi tiếng trên đèo Prenn.


Hôm đó thời tiết hơi ẩm, ông Hải dùng máy ảnh chụp lại toàn bộ ngôi nhà, mục đích chỉ để lưu niệm. Hôm sau, ông có đưa phim cho một nhân viên văn phòng đem rửa ảnh để tặng mọi người. Kiểm tra lại thì ông phát hiện ra một tấm ảnh có vòng tròn màu trắng lốp bằng đầu ngón tay dưới góc bức ảnh. Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng nhìn bức ảnh và reo lên: “Chú Hải, chú đã chụp được một linh hồn”.

Rất may mắn rằng, trước chuyến đi công tác này, có một nhà ngoại cảm khác đã tặng ông một bức ảnh chụp hiện trường của một vụ tai nạn giao thông cũng xuất hiện những vòng tròn sáng tương tự như vậy và nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Sơn cũng từng gửi cho ông Hải bức ảnh có hai vòng tròn sáng trên tường.


Họ đều cho rằng, những vòng tròn sáng đó là một dạng thức của vong hồn xuất hiện. Ông Hải khẳng định: “Tôi là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam nên những trò kỹ xảo của máy ảnh liên quan đến tính chất vật lý tôi quá hiểu. Thế nên tôi khẳng định, những bức ảnh mà tôi có trong tay không phải là do lỗi máy ảnh hay có sự tác động kỹ thuật từ bên ngoài”.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 39
Bức ảnh ma nổi tiếng chụp ở Đồ Sơn

Từ những sự việc này, ông Hải quyết định bỏ đoàn ở lại ngôi nhà ma Đà Lạt thêm một ngày nữa để chụp ảnh. Ông chụp liên tiếp nhiều tấm ảnh ở nhiều góc và nhiều tiêu cự thì thấy những vòng tròn sáng xuất hiện ở những vị trí khác nhau. Từ đó, ông Hải càng thêm chắc chắn: Những vòng tròn sáng đó không phải là do lỗi ống kính.

Về Hà Nội, ông Hải giở lại tấm ảnh photocopy từ Báo Lao Động năm 2009 ra xem và quyết định tìm đến hiện trường vụ tại nạn trên đường Phạm Hùng để tìm hiểu thông tin. Vụ việc được thuật lại như sau: Buổi tối, khoảng 20h, có hai xe máy đi cùng chiều va vào nhau gây tai nạn. Cả hai người điều khiển xe đều ngã ra đường nhưng một người chỉ bị xây xát nhẹ nên đi về ngay còn người kia đau hơn nên phải ngồi lại. Mãi đến đêm, người ta vẫn thấy anh này ngồi đó mà không đứng dậy đi về.


Đám công nhân ở công trường gần đó thấy vậy nên gọi cấp cứu 115. Tưởng mọi việc đã xong nhưng sáng hôm sau vẫn thấy anh ta ngồi bất động tại đó. Đưa anh ta vào đến viện thì đã quá muộn, các bác sĩ bảo rằng nếu đưa anh ta vào sớm hơn thì có thể cứu sống. Theo quan niệm dân gian thì anh ta bị chết oan.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 74
Ảnh chụp vong (bên phải) qua điện thoại so với ảnh thờ (bên trái)

Theo ông Hải, có một điều đặc biệt, bức ảnh đăng trên Báo Lao động là do công an đến đo đạc hiện trường chụp lại, thế nên những vòng tròn sáng xuất hiện trong bức ảnh này không thể là do dàn xếp. Vòng tròn sáng kia có thể là linh hồn của nạn nhân xấu số vì người chết oan linh hồn thường khó siêu thoát.

Để kiểm tra lại việc này, ngay tối hôm đó, ông Hải một mình mang máy ảnh, máy quay trở lại hiện trường. Ông dùng máy quay để quay phim và dùng máy ảnh chụp lại hiện trường trong đêm tối. Kết quả làm ông bất ngờ, trong một bức ảnh có xuất hiện một vòng tròn sáng đúng vị trí người thanh niên xấu số ngồi lại sau vụ tai nạn.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 95
Ảnh chụp vong người con (bên trái) so với ảnh thờ của bố (bên phải)

Từ những căn cứ này, ông Hải tiếp tục đến những địa điểm khác nhau, là những nơi dễ dàng xuất hiện những vòng tròn sáng nhất để chụp ảnh. Lần lượt là Nhà tang lễ Bệnh viện 108, Nhà tù Hỏa Lò, Chợ 19/12, cầu Niệm (Hải Phòng), Nghĩa trang Văn Điển, sông Tô Lịch, các điểm đen giao thông và rất nhiều đền chùa khác. Phương pháp của ông là chụp liên tiếp nhiều tấm ảnh cùng thời điểm để so sánh. Kết là là đã có rất nhiều tấm ảnh xuất hiện những vòng tròn kỳ lạ tại những vị trí khác nhau. Và ông khẳng định, đó chính là những vong hồn người đã chết còn tồn tại.

Vòng tròn có phải là vong?

Câu chuyện chụp được ảnh vong không dừng lại ở đó. Đã có rất nhiều giai thoại ly kỳ được nhiều nhà ngoại cảm chứng kiến và kể lại. Trong cuộc gặp gỡ, Thiếu tướng Chu Phác đã cho chúng tôi xem một bức ảnh khổ lớn có hình mặt người khá rõ.


Theo thiếu tướng Chu Phác, bức ảnh này do chính ông chụp lúc 11h10, ngày 30/3/2000 tại Trại tạm giam Phú Lương, xã Sơn Cẩm, TP Thái Nguyên. Lúc đó ông cùng gia đình cố GS.VS Nguyễn Văn Đạo (ĐH QGHN) đi tìm mộ thân phụ ông Đạo là Nguyễn Văn Nguyên.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 49
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải tại ngôi nhà ma Đà Lạt

Cụ Nguyên sinh ngày 20/8/1901, mất ngày 20/11/1955 do bị bắt oan sai và mất trong trại tạm giam này. Khi đi tìm mộ, người phụ trách trại giam thời đó đã chỉ cho gia đình chỗ chôn cụ. Sẵn máy ảnh trong tay, ông Phác đã chụp đám cỏ xanh trên phần mộ cụ. Lúc đó xác của cụ được chôn dưới đất khá sâu. Khi về nhà rửa ảnh, tự nhiên khuôn mặt cụ hiện ra khá rõ trên tấm ảnh. Gia đình cụ nhìn thấy khuôn mặt này đều rất bất ngờ.

Thiếu tướng Chu Phác cũng cho chúng tôi xem một tấm ảnh người ta gửi đến cho ông qua thư điện tử, trường hợp một người đi tìm mộ liệt sĩ của nhà mình, khi chụp vào chỗ hài cốt được lộ ra thấy hiện hình một số liệt sĩ đang nằm ở đó với tư thế trạng thái đang chết đội mũ tai bèo và những khuôn mặt rất rõ nét.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 6ds

Ly kỳ hơn nữa, đầu tháng 2/2010, thông tin nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài đã chụp được bức ảnh của một linh hồn liệt sĩ mới được quy tập từ nước bạn Lào cũng gây bàng hoàng dư luận. Đó là liệt sĩ Lương Xuân Tách, có giấy báo tử cho gia đình vào năm 1971.

Liệt sĩ Tách có người con duy nhất là anh Lương Đoàn Mạnh. Anh Mạnh đã nhiều lần đi tìm mộ cha mà không được. Vào năm 2009, anh gặp được nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài. Sau khi có thêm một số thông tin từ đồng đội của liệt sĩ cho biết, thì liệt sĩ hy sinh tại Xiêng Khoảng, Lào, nhưng địa điểm cụ thể thì không rõ.

Chị Hoài đã chỉ dẫn ra địa điểm hài cốt của liệt sĩ Tách. Lần này chị Hoài đề nghị gia đình mời anh Quân, nhà ở Mạo Khê, người có khả năng gọi được linh hồn người đã khuất hiện hình lên chiếc điện thoại cầm tay của anh ta để thân nhân chụp lấy ảnh người quá cố, bởi gia đình cũng không có ảnh để thờ.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 65

Tại nơi có hài cốt liệt sĩ Tách mà chị Hoài chỉ dẫn, anh Quân nói đã trông thấy liệt sĩ và nói rằng chỉ có chị Hoài là chụp được ảnh liệt sĩ. Kỳ lạ thay khi hình ảnh liệt sĩ hiện lên điện thoại của anh Quân, mấy chiếc máy ảnh chĩa vào nhưng chỉ mình chiếc điện thoại di động của chị Hoài là chụp được ảnh. Khi mang tấm hình về quê, mọi người trong họ hàng đều xác nhận, người trong bức ảnh đúng là Liệt sĩ Lương Xuân Tách.

Một bức ảnh nữa cũng nổi tiếng không kém là bức ảnh người không đầu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Chủ nhân của bức ảnh lạ là anh Hoàng Khánh Duy, 26 tuổi ở Hà Nội. Trong chuyến đi chơi Đồ Sơn cùng với bạn bè vào tháng 6/2007, anh Duy đã chụp rất nhiều ảnh. Nhưng phải sau đó rất lâu, anh phát hiện bức ảnh chụp vào đêm cuối kỳ nghỉ, xuất hiện một bóng người mờ ảo, không đầu đứng giữa đường ở cuối bãi tắm 3.

Trong khi đó, cảnh vật xung quanh từ đường phố, xe cộ, quán xá… đều rất rõ nét. Đây chỉ là bức ảnh chụp tình cờ chỉ khi xem lại ảnh chủ nhân của nó mới phát hiện ra.

Nhận xét về bức ảnh lạ của anh Duy, có ý kiến khẳng định đây là ảnh ma nhưng cũng có ý kiến cho rằng bức ảnh chỉ là sản phẩm của phần mềm sửa ảnh photoshop

Tuy nhiên, khi kiểm tra thông số từ bức ảnh do anh Duy cung cấp, nhiều người am hiểu ảnh kỹ thuật số nói rằng, không thấy có dấu hiệu can thiệp của các phần mềm chỉnh sửa.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 56

Tuy chưa có điều kiện đưa ra kết luận cụ thể về trường hợp của bức ảnh lạ ở Đồ Sơn, nhưng từ góc độ tâm linh, ông Nguyễn Phúc Giác Hải cho rằng, nếu đúng là bức hình không chịu sự can thiệp của các phần mềm sửa ảnh, thì có thể coi đây là khoảnh khắc mà người chụp ghi hình được một dạng vật chất đặc biệt trong thế giới tâm linh.

Đem những vấn đề này đến hỏi ông ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp UIA (Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng), ông Khanh cho biết, nhiều nơi trên thế giới đã công bố một số bức ảnh trên các lâu đài cổ có “người âm” đang đứng. Thậm chí, có những bức ảnh rõ hoàn toàn các chi tiết của một con người.

Tại UIA cũng đã chụp được bức ảnh những chiếc thuyền buồm với nhiều đốm sáng xung quanh, hiện lên trên dòng sông Lam trong lễ cầu siêu cho các vong linh liệt sĩ. Cũng có nhiều nhà ngoại cảm đưa ra các hình ảnh mờ ảo, các vòng tròn và khẳng định đó là ảnh của người đã khuất.

Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 5ds

Trong cuốn “Sự sống sau cái chết” (Life after life) của Raymond A. Moody, một nhà gọi hồn hiện đại đã dẫn ra nhiều trường hợp những người đã trải qua trạng thái cận tử. Sau khi thoát chết và trở lại cuộc sống một số người đã kể rằng, họ đã biến thành một vòng tròn ánh sáng: “Khi tim tôi ngừng đập… tôi cảm thấy như mình là một quả bóng tròn hoặc một hình cầu nhỏ. Tôi không thể nào mô tả được nó”. Hoặc: “Tôi thoát ra khỏi thể xác của mình và tôi quan sát nó từ cự ly cách đó khoảng 10m, nhưng ở đó tôi vẫn có khả năng suy nghĩ giống như bình thường”.

Những tài liệu dẫn trên cũng phù hợp với quan điểm của một số nhà khoa học khác. Chẳng hạn TS. Boris Isakov, người Nga cho rằng, linh hồn là một thứ vật chất siêu nhẹ có thể chụp ảnh được. Nếu theo các quan niệm trên thì các vòng tròn ánh sáng sẽ là một trạng thái tĩnh của linh hồn.

Đến một lúc nào đó nó chuyển sang trạng thái động, tức là nó có thể biến một phần thành dạng mặt người hoặc toàn bộ cơ thể. Nó có thể giao tiếp với các linh hồn khác như lời kể của một người cận tử trong cuốn sách nói trên của Raymond A. Moody: “Tôi có thể trông thấy cánh tay từ nguồn sáng đó chạm vào tôi… và tôi đưa tay ra nắm lấy bàn tay ấy…”.

Raymond Moody cũng bố trí một phòng đặc biệt để cho người sống nhìn hình ảnh người chết qua một tấm gương. Gương có hình chữ nhật cao 1,22m, rộng 1,07m được đặt trong 1 góc phòng cao hơn mặt đất 0,915m.

Một chiếc ghế bành được đặt trước gương sao cho người ngồi nhìn gương thoải mái và chăm chú trong một thời gian kéo dài và không nhìn thấy hình của mình trong gương. Trước khi vào phòng gương, khách phải tập trung tư tưởng nhớ lại người đã chết, xem album, kỷ vật… sau đó được đưa vào phòng, tập trung ý nghĩ đến người đã khuất và kết quả rất nhiều người đã nhìn thấy hình ảnh người đã khuất.

Còn nữa...


Vũ Minh Tiến - NLM

manhdung_mhb

manhdung_mhb
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Chúc mừng toàn thể chị em Hội khóa nhân ngày 8-3!

Chúc chị em luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, là những người vợ đảm, mẹ hiền!
flower

h.michen1976

h.michen1976
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

manhdung_mhb đã viết:Chúc mừng toàn thể chị em Hội khóa nhân ngày 8-3!

Chúc chị em luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, là những người vợ đảm, mẹ hiền!
flower


TÔI CŨNG THẾ

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Hôm trước không biết nhà mình có ai trong đám này không?

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc






(VTC News) - Báo Đáp (xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định) là một ngôi làng cổ kính, theo đạo Thiên Chúa từ hơn trăm năm nay. Điều lạ là, mặc dù làng quê còn nghèo, cuộc sống phụ thuộc vào đồng ruộng và một vài nghề phụ, song người dân ở đây luôn lạc quan, hồn nhiên bởi vì họ yêu âm nhạc và chơi rất nhiều loại nhạc cụ. 

Từ cô bé đang học lớp 1 đã biết kéo violon, gảy đàn tranh, đến ông già ốm yếu cũng vẫn gắng sức vật lộn với chiếc kèn Tây. Dân trong vùng thường nói vui rằng, người dân Báo Đáp “điên cuồng” với âm nhạc.

Đội kèn Tây có một không hai 

Người dân xứ đạo Báo Đáp quen gọi ông Nguyễn Văn Điềm là “giáo sư âm nhạc”, bởi vì ông rành âm nhạc chẳng kém gì một nhạc sĩ chuyên nghiệp. 

Ông Điềm kể, từ khi còn bé tí tẹo, linh mục xứ Báo Đáp đã dạy ông biết thổi kèn. Chống cây kèn cao hơn đầu, tốn hơi lắm song ông vẫn kiên trì tập thổi. Ham âm nhạc nên chiều nào ông cũng đạp xe lên tận TP. Nam Định để đọc sách dạy nhạc lý ở thư viện. 







Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
Ông Điềm và bộ kèn Tây gồm 20 loại. 

Ông Điềm mở tủ lôi cho tôi xem bộ kèn Tây gồm 20 chiếc, từ cái nhỏ bằng chuôi dao, đến cái to như cột nhà. Ấy vậy mà, loại nào ông Điềm chơi cũng thành thạo.

Ông Điềm là thế hệ thứ 3 biết thổi kèn và hiện tại ông là “thầy đồ” dạy kèn cho cả làng. Tuy nhiên, dù là thầy dạy nhạc tài ba, song ông không có một đồng công, đồng lương nào. 

Học trò của ông Điềm gồm đủ lứa tuổi, từ đứa trẻ đến cụ già 70 tuổi trong làng Báo Đáp. Mỗi ngày có 3 lớp học liên tục vào buổi sáng, chiều, tối. Dân làng kéo đến nhà ông ngồi rách cả chiếu để thổi kèn, học nhạc. 







Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
Ông Điềm thổi một chiếc kèn Tây khổng lồ. 

Mùa hè, khi bọn trẻ nghỉ học, chúng tụ tập kín sân nhà thờ, hoặc nhà ông Điềm để phùng má, trợn mắt thổi kèn. Suốt từ sáng đến đêm, khắp làng vang lên những âm thanh phồm phộp, phèn phẹt… 

Hầu hết đàn ông ở làng Báo Đáp đều biết sử dụng một hoặc vài loại kèn Tây nào đó. Trong đó, có 50 người chơi giỏi như những nghệ sỹ thổi kèn Tây thực thụ. Họ là những thành viên của đội kèn Tây làng Báo Đáp đã nổi tiếng từ mấy chục năm nay. 

Bình thường họ là những người nông dân chân lấm, tay bùn, song ở đâu có hội hè, cần họ góp vui là ngay lập tức họ trở thành nghệ sỹ với một bè kèn đồng hoành tráng. Họ nhiệt tình tham gia mà không cần tiền bồi dưỡng. 

Thậm chí, có những người mãi Thanh Hóa, Nghệ An ra Nam Định để mời đội kèn Tây của Báo Đáp vào biểu diễn. Nghe các bác nông dân thổi kèn hay quá, người ta cứ giữ lại nhờ dạy cho nông dân xứ họ. 







Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
Một lão nông ở Báo Đáp mê kèn Tây nên sắm một bộ hoành tráng. 

Giờ đây, thỉnh thoảng người ta lại mời ông Điềm đi dạy nhạc, nhưng ông đã có tuổi, chẳng đi được xa, mà việc dạy nhạc cho bọn trẻ trong làng cũng đã ngốn hết thời gian. 

Ông Điềm tiếc nuối: “Tôi đào tạo đám thanh niên rất bài bản, kỹ lưỡng nhưng rồi chúng toàn bỏ làng đi làm ăn xa, và chẳng có điều kiện để chơi kèn nữa, thành ra thấy công sức mình công cốc”. 

Tuy nhiên, có một điều mà ông thấy vui và vẫn tâm huyết với chuyện dạy nhạc, đó là ông đã truyền cho cả một thế hệ trẻ trong làng niềm vui, niềm tin yêu vào cuộc sống qua âm nhạc. 

Người Báo Đáp đã đi khắp năm châu bốn biển và nhiều người thành danh. Khi có tiền, có của họ lại nghĩ đến quê hương, lại đầu tư xây dựng trường học, đường sá cho đến cái rãnh thoát nước nơi quê nhà. 

Ông Điềm không nhớ nổi đã có bao nhiêu thế hệ người Báo Đáp thành danh ở khắp nơi mà tuổi thơ của họ đã mê mẩn với những loại nhạc cụ này. Chỉ biết rằng, những cây kèn Tây này đã có mặt ở đây gần thế kỷ và họ vẫn giữ gìn như những vật báu của làng để truyền đam mê cho những thế hệ sau.







Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
Ở Báo Đáp có một đội kèn Tây khủng, gồm các lão nông tri điền. 

Ngoài đội kèn Tây, làng Báo Đáp còn có đội bát âm với khoảng 100 lão nông tham gia. Các lão nông đều biết kéo nhị, chơi đàn nguyệt, thổi sáo, gõ trống thành thần. Nhà ai có đám tang, đội bát âm kéo đến, tiếng kèn, tiếng nhị ai oán khiến ai cũng rơi nước mắt. 





 





Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
 









» Những chuyện khủng khiếp ở làng nuôi nhốt đại xà (kỳ 1)
» Người mất mạng, kẻ tự chặt tay, rạch thịt vì… đại xà


Trong làng hiện có một đội trống có lẽ là có một không hai, với khoảng 60 tay trống cự phách, cũng toàn là lão nông tri điền. Đội trống này đã có từ vài chục năm nay. Trước đây, đội trống phục vụ nhà thờ, giờ thì phục vụ cả… bóng đá. 

Anh Công, là con em làng Báo Đáp, hiện đang sống ở TP. Nam Định, là đội trưởng đội trống và cũng là cổ động viên cuồng nhiệt của đội tuyển Nam Định. 

Mỗi khi có trận nào ở Nam Định, anh Công lại đánh ô tô về chở cả trẻ con lẫn bô lão trong đội trống Báo Đáp lên thành phố cổ vũ bóng đá. 

Mỗi khi nghe thấy tiếng còi ô tô bíp bíp, các anh, các bác nông dân lại tạm gác công việc, vác trống kéo đi cả, đến tối mịt, mệt lử mới về. Trận nào có đội trống Báo Đáp cổ vũ thì trận ấy các cầu thủ hưng phấn đấu đá ra trò, khán giả cổ vũ cuồng nhiệt phải biết. 

Khát vọng nuôi dưỡng tâm hồn lớp trẻ của cha xứ

Xứ đạo Báo Đáp có từ những năm 80 của thế kỷ 19. Các đời cha xứ đều là những người sành âm nhạc và họ chuyên tâm truyền thụ âm nhạc cho con chiên. Mỗi cha xứ giỏi một loại nhạc cụ cho nên đến bây giờ người Báo Đáp biết chơi đủ các loại nhạc cụ, từ nhạc dân tộc như đàn bầu, nhị, sáo đến các loại kèn Tây, oóc-gan, piano. 







Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
Chơi nhạc ở bất kỳ đâu. 

Cha xứ Trân là người được học chuyên ngành âm nhạc và được tu dưỡng nhiều năm ở nước ngoài nên rất giỏi về nhạc lý. Ông đã truyền cho cả một thế hệ nữ thanh niên làng Báo Đáp biết chơi đàn oóc-gan. Trong số đó có rất nhiều người thành đạt ở xa xứ, thậm chí có một cô đang tu nghiệp ở nước ngoài. 

Ông Trân đang dang dở sự nghiệp dạy đàn cho con dân Báo Đáp thì phải chuyển vào một xứ đạo mãi trong miền Nam theo sự điều chuyển của giám mục giáo xứ Bùi Chu. 

Giờ đây, người cai quản xứ đạo Báo Đáp là ông Phạm Xuân Thi. Từ khi mới sinh ra, ông Thi đã là con chiên ngoan đạo của xứ giáo Bùi Chu. Lớn lên trong cái nôi của những bản thánh ca, ông Thi sớm thấm được cái hồn của âm nhạc. 







Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
Ông Thi đang chỉ đạo một dàn nhạc tập luyện. 

Ngay từ nhỏ, cậu bé Thi đã ham mê âm nhạc. Lớn lên lại được chuyên tâm học hành nên ông khá giỏi về nhạc lý và có thể sử dụng thành thạo rất nhiều loại nhạc cụ như đàn piano, oóc-gan, violin, đàn tranh, đàn tam thập lục, đàn nguyệt… 

Biết loại nhạc cụ nào, ông đều truyền dạy miễn phí cho bọn trẻ. Hiện tại, mỗi ngày ông dạy 4 lớp, một lớp oóc-gan, một lớp violon, một lớp đàn tranh, tam thập lục, đàn nguyệt và một lớp piano. Ngày chủ nhật, khi các em nghỉ học thì tập trung tất cả để học phối âm, phối khí. Một mình ông chỉ đạo cả giàn nhạc đồ sộ đến trăm người, từ học sinh lớp một đến các ông già, bà lão ở trong làng. 

Cha xứ Phạm Xuân Thi rất chú ý và đầu tư dạy trọng tâm vào lớp trẻ, từ 6 đến 17 tuổi. Ông uốn nắn cẩn thận, tỉ mỉ từng nốt nhạc để tránh thói quen, tật xấu của các em khi sử dụng nhạc cụ. 







Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
 





Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
Em bé Báo Đáp chơi đàn như nghệ sĩ thực thụ. 

Cha xứ Phạm Xuân Thi cho biết: “Việc học đàn violon rất khó và người thầy phải thật kiên trì. Nếu các cháu chịu khó và có năng khiếu thì sau này sẽ thành tài. Có một điều khiến tôi ngạc nhiên là các cháu nhỏ ở Báo Đáp học nhạc rất nhanh, dạy đến đâu các cháu thấm đến đấy”. 

Hiện tại, ông Thi đang dạy gần 40 em chơi đàn violon và có 16 em đã chơi khá giỏi, mặc dù mới theo học được 3 năm. Ông Thi hy vọng sẽ đào tạo được một thế hệ nữ thanh niên sử dụng thành thạo loại nhạc cụ này và ông cũng không giấu tham vọng là sẽ đào tạo được nhân tài chơi đàn violon cho đất nước từ những cô bé, cậu bé nơi miền quê thôn dã. 







Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
Chơi nhạc từ nhỏ, nên các thiếu nữ Báo Đáp có tâm hồn rất nghệ sĩ. 

Ngoài số em đã chơi được đàn violon còn có 25 em chơi được đàn tam thập lục, 12 em sử dụng thành thạo đàn tranh, 18 em chơi đàn piano, 15 em chơi đàn măng-đô-lin. Đặc biệt, hầu hết thiếu nữ xứ đạo Báo Đáp đều chơi được đàn oóc-gan.

Người dân Báo Đáp từ bé đã mê âm nhạc nên không tiếc công, tiếc của cho con mình đi học rồi bán thóc, bán gạo, thậm chí có người xẻ đất, dỡ nhà bán lấy tiền mua những chiếc oóc-gan có giá vài chục triệu cho con gái cưng của mình tập luyện. 

Ngay như “giáo sư Điềm”, dù nghèo lắm song cũng sắm cho cô con gái út tên Thương, mới học lớp 8 một chiếc măng-đô-lin mấy triệu bạc. Giờ đây, vợ chồng ông đang nuôi tham vọng sắm tiếp cho cô con gái một chiếc oóc-gan. Ông bảo, đã dành được 5 triệu, bán tấn thóc nữa là đủ. Thế mới biết, người Báo Đáp mê âm nhạc đến mức nào. 

Vậy là, hiện tại ở xứ giáo Báo Đáp, ngoài đội kèn Tây, đội bát âm, đội trống còn có cả một dàn giao hưởng khá hoành tráng mà cha xứ Phạm Xuân Thi là nhạc trưởng.







Chuyện lạ ở nơi cả làng “điên cuồng” với âm nhạc
Hầu hết các thiếu nữ ở Báo Đáp đều biết chơi violon và oóc-gan. 

Trưởng giáp Nguyễn Tri Phương, cũng là người ham mê các loại kèn Tây cho hay: “Vì ham mê âm nhạc nên người Báo Đáp lúc nào cũng lạc quan, hồn nhiên, sống chan hòa với xóm giềng. Từ xưa đến nay ở làng không xảy ra kiện tụng, tranh chấp và cũng chưa phát hiện ra trường hợp nghiện hút, cờ bạc, vi phạm pháp luật nào. Trẻ con Báo Đáp ngoài lúc học văn hóa ở trường thì đều tham gia học nhạc nên chẳng biết chát chít là gì”. 

Cha xứ Phạm Xuân Thi thì bảo: “Qua âm nhạc, tôi hy vọng sẽ mang lại cho các cháu một tâm hồn đầy chất nhân văn, lòng nhân hậu”.

Xứ đạo Báo Đáp ngập chìm trong ráng chiều đỏ thắm. Tiếng chuông từ nhà xứ vang vọng ngân nga. Chiều thánh ca chuẩn bị bắt đầu, mấy chục thiếu nữ giáo xứ Báo Đáp đeo đàn trên lưng kéo nhau đến nhà thờ. Âm nhạc lại rộn ràng cả xứ đạo.

dangtuandkt

dangtuandkt
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú




Không biết bà Diệu Thảo đã đọc bài này và đến trình báo chưa???Razz Razz

Hôm trước mình đang ngồi ở cơ quan tự nhiên thấy nick bà diệu Thảo sáng lên:

-Buss!!!

Sau đó là đối thoại:

Diệu Thảo:-Có rảnh không?

Ai em: -Rảnh, có việc gì vậy?

Diệu Thảo:-Mua hộ cái thẻ mobiphone

Ai em: -Được

Diệu Thảo: -Thế mua đi rồi cào đọc cho tôi mã số.

Nghe tới đây em nghĩ nhanh:bà này chồng ở nhà không đi Thái không đi Sing mà lại gọi cho mình nên bảo:

- Thế bà đọc số đt cho tôi, tôi bảo thằng ku em nó bắn sang cho nhanh

Diệu Thảo: ơ tưởng có thẻ sẵn ở đấy.

Ai em: Thế chờ một lát nhé!



Sau đó em gọi điện buôn với bà Diệu Thảo "xịn" mà cứ buồn cười.

Một lúc sau lại thấy : Buss!!!!! Razz Razz Razz









Lộ diện nhóm đối tượng trộm nick chat yahoo để lừa đảo


(Dân trí) - Các đối tượng thường gửi đường link có chứa phần mềm gián điệp cho các chủ nick yahoo để đánh cắp tài khoản. Lấy được nick, chúng giả mạo chủ nick vừa trộm được để lửa đảo những người trong danh sách bạn bè.
>> Lừa đảo qua nick chat yahoo: Lừa ảo, mất thật
>> Hack nick chat của cán bộ ngoại giao, lừa tiền gần nửa tỷ đồng




Đội Cảnh sát chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng CSHS - CATP Hà Nội, cho biết vừa khám phá ổ nhóm đối tượng lừa đảo qua nick chat yahoo.

Cơ quan công an bước đầu làm rõ 18 đối tượng, đều là học sinh, ở tỉnh Quảng Trị. Đối tượng cầm đầu được xác định là Nguyễn Đức Bi (SN 1996, ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị).

Trước đó, cảnh sát nhận được nhiều trình báo của các nạn nhân bị đánh cắp nick yahoo. Các đối tượng dùng chính nick vừa đánh cắp được để lừa đảo những người có trong danh sách bạn bè của nạn nhân.

Khẩn trương xác minh, cơ quan công an làm rõ, thủ đoạn của các đối tượng là gửi đường link có chứa phần mềm “gián điệp” (keylog…) cho các chủ nick yahoo. Sau khi click vào đường link này, chương trình gián điệp sẽ tự động cài đặt trong máy tính của chủ nick yahoo và gửi các thao tác bàn phím, sao chụp màn hình… về hộp thư của đối tượng.

Một thủ đoạn khác, đối tượng chủ động gửi đường link mời xem ảnh, trang web… Sau khi click vào đường link, đăng nhập tài khoản yahoo và mật khẩu giao diện giả mạo của yahoo hoặc facebook, mật khẩu và tài khoản này sẽ bị đối tượng lấy trộm.

Tiếp theo, đối tượng giả mạo chủ nick yahoo vừa lấy trộm được để lừa đảo những người khác trong danh sách bạn bè (friend list) của nick yahoo đó nạp thẻ cào điện thoại rồi chiếm đoạt. Đồng thời, đối tượng có thể mượn nick yahoo của những người khác trong friend list rồi tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo bằng thủ đoạn tương tự.

Theo cơ quan công an, 18 đối tượng trong ổ nhóm do Nguyễn Đức Bi cầm đầu đều là học sinh THPT của các trường đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Cơ quan điều tra bước đầu đã làm rõ hàng trăm nick yahoo đã bị đánh cắp để lừa đảo. Cơ quan điều tra đề nghị các nạn nhân bị mất nick yahoo liên hệ với Đội Cảnh sát Chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng CSHS - CATP Hà Nội (số 7, phố Thiền Quang, Hà Nội) để giải quyết.

Tiến Nguyên
Lộ diện nhóm đối tượng trộm nick chat yahoo để lừa đảo Bản tin chào buổi sáng! - Page 4 YMnb-d429e
8 10 1

haisun

haisun
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực

Mia hôm nọ cũng có mấy nick gọi em xin thẻ nhưng em toàn quan hệ cỡ đại ra như lão Tịt, lão Lá, Vodka, If, Hst nên em biêt ngay, đại ra cần gì nhờ em mua hộ cái thẻ, cụ nào quen với mây ẻm karaoke hay Quất lâm mới dễ bị lừa. Hjx em vừa mất nick yahoo do thấy nghi nghi nên đổi pass, đổi xong quên pass mới thế mới bực, già lẫn mất rồi.

http://nknd9194.com

AnhTuanIF

AnhTuanIF
Thành viên tâm huyết
Thành viên tâm huyết

Hôm trc mụ DIỆU mất nick:
Diệu: Hi, khỏe ko?, nạp cho tôi cái thẻ cái. Quên mang xèng.
IF: Hơ, lạ nhỉ, bà hay ai đấy (nghi rồi, bạn mình tuyền cỡ đại ra, trò mèo này chắc chỉ hội Nông Rân mí có, nghi mà hơi lố, lại hỏi kiểu nghi ngờ).
Diệu: Ơ tôi đây, Thảo đây mà, dg cơ quan, sao lại hỏi thế.
IF: (béo tin dc, cỡ Diệu mà xin thẻ chắc lão VOD xin ở nhờ). Ừa, dg bận quá (vẫn cảnh giác, nghĩ tới mấy trò mèo mất nịck), hay bà lên tôi đi, cùng tòa nhà khác tầng, có 3 bước sao phải nhắn, mà tôi có xấp thẻ thích mấy củ chả dc, cho cả xấp.
Diệu: Tiếc nhỉ, bận quá, dg ngồi với mấy sếp. Nhắn tôi cái. (chắc cố cào cấu).
IF: Bận vưỡn chát cơ àh, giỏi nhể, ra hành lang nhé, cho 1 thằng cầm thẻ xuống nhé, thêm 1 thằng cào thẻ, thêm 1 thằng nhập thẻ nhé, OK.
Diệu: ...............................
Very Happy Very Happy

today


Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình

Úi trời đất, giống tôi vậy ta, vừa chát với con mẹ hàng lươn, tưởng dễ lừa được mình, hỏi vặn mấy câu tịt thì ra người quen bị mất nick chat, tự nhiên mời vào xem hình... rồi nói đang ở Đức nhờ nạp 5 củ tiền điện thoại, mới nghe đã biết rồi, tò mò hỏi mấy câu, họ tên thì nói đúng... sao biết tôi? trước quen tôi làm ở đâu? Bà này trước làm cùng nghỉ lâu rồi,.. con rời bó tay, nói chị đi Đức lâu rồi, không nhớ, lại còn nói chị có vụ làm ăn chia cho em 30% hoa hồng mới gớm,...hiện nguyên hình Bạch Cốt tinh, bà con cẩn thận nhé!!!

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 5 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết